Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè

Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè
Ngày đăng: 11/11/2014

Diện tích chè của Hà Giang hiện có 20.305 ha, diện tích cho thu hoạch 16.932 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 57.598 tấn. Ngành chè đã và đang mang lại đời sống, thu nhập cho hàng chục NGHÌN đồng bào. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn cho thấy đời sống của người làm chè hiện nay vẫn còn thấp, các mối liên kết còn bấp bênh. Rất cần một “cú hích” để ngành chè phát triển đúng với tiềm năng.

Công ty Cổ phần chè Hùng An đang tập trung ươm giống chè nhập nội để trồng cải tạo diện tích chè già cỗi.

Lợi thế thuộc vùng cao:

Theo đánh giá của cơ quan chức năng huyện Hoàng Su Phì, giá thu mua chè búp tươi tại địa bàn trong 10 tháng qua dao động từ 10 – 30 ngàn đồng/kg tùy loại và đạt giá bán bình quân trong năm khoảng 15.000 đ/kg, cao hơn bình quân cùng kỳ năm trước khoảng 5.000 đ/kg.

Hiện tại Hoàng Su Phì đang có 3.200 ha chè cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 37,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 12.000 tấn chè búp tươi. Hiện nay, tại huyện Hoàng Su Phì có khá nhiều các doanh nghiệp cả trong, ngoài tỉnh liên kết thu mua, xuất khẩu các sản phẩm chè sau chế biến như: Công ty TNHH chè Hùng Cường, Hoàng Long (Hà Giang), Tân Trào (Tuyên Quang), Sông Hồng (Hà Nội)...

Các Công ty trên hiện đang có nhiều hợp đồng tiêu thụ các sản phấm chè sau sơ chế của các đơn vị HTX, các xưởng sao chế chè thủ công trên khắp địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Lý do các Công ty đang tập trung thu mua các sản phẩm sơ chế chè tại đây là chất lượng chè sạnh, không tồn dư các loại hóa chất độc hại được các bạn hàng tin cậy. Chính sự có mặt thu mua chè của các đơn vị,

Công ty nêu trên đã góp phần thúc đẩy giá bán chè tại địa phương tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trên được huyện Hoàng Su Phì đánh giá là năm có nhiều “điểm sáng” nhất từ trước tới nay đối với nền sản xuất, kinh doanh chè tại địa phương.

Qua khảo sát cũng cho thấy, các vùng chè thuộc các xã vùng cao ở huyện Vị Xuyên như: Cao Bồ, Thượng Sơn (Vị Xuyên); Chế Là, Quảng Nguyên, Cốc Rế (Xín Mần) hay Xuân Minh, Tuyên Nguyên (Quang Bình) đều có giá bán, giá thu mua các sản phẩm chè khá cao, bình quân không dưới 10.000đ/kg. Năm 2014, được đánh giá là năm các Công ty, các tổ chức sản xuất kinh doanh chè bên ngoài đổ dồn lên vùng cao để tìm kiếm lợi thế cho việc tiêu thụ các sản phẩm chè sau chế biến.

Vùng thấp mất dần lợi thế:

Khảo sát thị trường mới đây tại các vùng chè thấp như Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên cho thấy: Giá thu mua chè cuối Thu cũng chỉ dao động từ 3.500 – 4.000 đ/kg. Các cơ sở thu mua, chế biến và tiêu thụ chè tại các nơi này phần lớn đều phàn nàn về đầu ra trong 10 tháng qua thấp, khó khăn trong kinh doanh.

Các cơ sở thu mua, chế biến chè vùng thấp cho rằng người trồng chè ở đây đang “góp phần làm khó” cho các doanh nghiệp kinh doanh chè bởi các lý do: Một là, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu kiến thức và sử dụng khá bừa bãi dẫn đến thiếu an toàn. Hai là, thu hái bừa bãi (cắt liềm, cắt máy vô tội vạ) vì chạy theo lợi nhuận trước mắt đã vô tình bỏ quyên lợi ích lâu dài của chính họ.

Tâm lý làm chè của người dân vùng thấp hiện nay thiếu ổn định, không tuân thủ các giải pháp kỹ thuật đang làm mất đi lợi thế vốn có của phần nhiều diện tích chè hiện có của Hà Giang. Tính sơ bộ tại các huyện vùng thấp chiếm tới 2/3 diện tích chè của tỉnh.

Điều đó cũng đồng nghĩa với những lo ngại cho cả nền sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh chè trong tỉnh về lâu dài nếu không được điều chỉnh hợp lý sẽ bị mất thị trường, mất thị phần. Điều cần nêu thêm tại đây là sự cẩu thả trong chế biến (phơi chè dọc đường vẫn còn khá phổ biến) đã làm mất mỹ quan đường phố, cản trở giao thông và mất an toàn thực phẩm.

Chúng ta đang hội nhập, thế giới đang hội nhập. Vì thế, hàng ngày, hàng giờ có biết bao khách du lịch, khách tìm kiếm cơ hội làm ăn đi lại nhận thấy điều đó... ? Các nguyên nhân phân tích trên đã và đang làm cho lợi thế cây chè vùng thấp, vùng trọng điểm mất dần uy tín đối với người tiêu dùng.

Bên cạch đó, dư luận còn cho rằng một số doanh nghiệp, cơ sở thu mua chè vùng cao về “phối trộn” với chè các vùng để họ bán ra với danh nghĩa chè vùng cao Hà Giang. Điều này chưa được kiểm chứng, tuy nhiên nếu điều dư luận nêu trên là sự thật thì đó sẽ là “hiểm họa” cho cả ngành chè của tỉnh. Rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để bảo vệ uy tín, chất lượng cây chè Hà Giang.

Những hạn chế cần tháo gỡ:

Tín hiệu vui, điểm sáng hiện nay đối với cây chè sẽ dừng lại khi các doanh nghiệp, các Công ty bên ngoài không vào thu mua chè tại các cơ sở làm chè tại vùng cao khi có biến động về giá, về thị trường. Tại sao vậy?

Tại vì các doanh nghiệp, các Công ty nêu trên họ mới chỉ “đón tay” các sản phẩm chè làm ra của vùng cao chứ chưa “bắt tay” cùng vùng cao làm chè. Cụ thể: Công ty Sông Hồng (Hà Nội) chỉ thu mua qua tay chè của cơ sở Hạnh Quang;

Công ty Hoàng Long chỉ thu mua qua tay cơ sở chè Chiến Hảo thuộc xã Nậm Ty; Công ty Hùng Cường chỉ thu mua qua tay HTX Phìn Hồ, xã Thông Nguyên... Đây chính là các điểm yếu của ngành sản xuất chè hiện tại trên toàn tỉnh cho đến thời điểm hiện nay. Không có sự liên kết đầu tư chiều sâu, ắt sẽ không có sự phát triển bền vững. Hơn bao giờ hết các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện cần có sự sắp xếp lại, tổ chức lại sản xuất đối với ngành chè càng sớm càng tốt.

Nguồn bài viết: http://baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=32344&CatID=150&MN=26


Có thể bạn quan tâm

Phìn Ngan (Lào Cai ) Thu Trên 1 Tỷ Đồng Từ Bán Quả Sa Nhân Tím Phìn Ngan (Lào Cai ) Thu Trên 1 Tỷ Đồng Từ Bán Quả Sa Nhân Tím

Ngoài bán quả sa nhân, thời gian qua, nông dân xã Phìn Ngan còn có thêm thu nhập từ bán cây sa nhân giống cho nhân dân các xã trên địa bàn huyện Bát Xát và một số huyện khác của tỉnh. Thậm chí, nông dân tỉnh khác cũng đến Phìn Ngan tìm mua cây sa nhân tím về trồng. Giá mỗi cây giống từ 3.000 - 5000 đồng. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng ước tính, tiền bán cây sa nhân giống của nông dân xã Phìn Ngan năm nay đạt trên 400 triệu đồng.

28/10/2014
Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn Trên Vùng Sản Xuất Luân Canh Tôm - Lúa Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn Trên Vùng Sản Xuất Luân Canh Tôm - Lúa

Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.

28/10/2014
An Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Rau Màu Trong Nhà Lưới An Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Rau Màu Trong Nhà Lưới

Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.

28/10/2014
Người Dân Bình Phước Lại Đua Nhau Trồng Tiêu Người Dân Bình Phước Lại Đua Nhau Trồng Tiêu

Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.

28/10/2014
Người Phụ Nữ “Quyết Tâm Với Nấm Linh Chi” Người Phụ Nữ “Quyết Tâm Với Nấm Linh Chi”

Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.

28/10/2014