Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Chè

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế. Hiện nay toàn xã Mỹ Bằng có trên 180 ha chè đang ở độ tuổi cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 8,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 1.500 tấn. Nhiều hộ gia đình nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây chè.
Điển hình là hộ gia đình ông Vũ Đức Thiện - thôn Tâm Bằng, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Gia đình ông là một trong những gia đình nông dân tiêu biểu luôn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp... Với diện tích đất vườn đồi tổng cộng trên 3ha, trong đó có 2,2 ha đất trồng cây chè giống mới, 0,3 ha đất trồng cây keo, 0,5 ha đất trồng cây màu và cây sắn... Hàng năm cho thu nhập kinh tế hộ gia đình đạt từ 70 triệu đến 80 triệu đồng/năm.
Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác, ông thường xuyên tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, học tập kinh nghiệm trên sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng... Gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng chè bằng giống chè cành cho năng suất và chất lượng cao như giống chè cành LDP1, LDP2; đây là những giống chè lai cho năng suất và chất lượng cao, rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương...
Để cây chè phát triển tốt, cho năng suất cao; hàng năm sau mỗi vụ đốn chè, ông tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón đủ lượng phân chuồng và các loại phân NPK cho chè; chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh hại, thu hái chè đúng quy trình kỹ thuật nên chè của gia đình ông năm nào cũng cho năng suất và chất lượng cao, bán được giá cao trên thị trường...
Với diện tích 2,2 ha chè 10 năm tuổi đang cho thu hoạch; hàng năm năng suất luôn đạt từ 10 đến 12 tấn chè búp tươi/ha/năm; với giá trung bình hiện nay là 3.000 đồng/kg, thu nhập từ cây chè đạt từ 65 đến 75 triệu đồng /năm. Vụ chè năm nay, gia đình ông được Trung tâm Khuyến nông tỉnh đầu tư hỗ trợ kinh phí cho mua một chiếc máy thu hái chè trị giá trên 11 triệu đồng để thu hoạch sản phẩm, giảm sức lao động thủ công và giảm chi phí thuê lao động thu hái chè mỗi lứa từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất...
Không chỉ giỏi về sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trên đất vườn đồi, ông còn tham gia công tác xã hội ở thôn xóm. Với cương vị là trưởng thôn Tâm bằng, xã Mỹ bằng, huyện Yên Sơn; ông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tận tình với công việc; thường xuyên tuyên truyền, vận động các gia đình trong thôn xóm thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tận tình giúp đỡ, động viên bà con nông dân trong thôn, xóm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đỏi giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Cả trăm hộ dân trồng mía ở xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) vô cùng bức xúc vì bị nhân viên nông vụ của Công ty TNHH Công nghiệp KCP - Việt Nam (Công ty KCP), chiếm đoạt tiền.

Sau Tết Nguyên đán, giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ khiến nhiều hộ nuôi tại khu vực ĐBSCL phấn khởi khi thả vụ mới. Tuy nhiên, chất lượng con giống vẫn khiến hàng trăm hộ lo lắng.

Xã Ngư Thủy (Lệ Thủy- Quảng Bình) anh hùng thời chống Mỹ với đội nữ pháo binh cả nước biết đến. Bây giờ, Ngư Thủy được chia thành 3 xã gồm: Ngư Thuỷ Bắc, Ngư Thuỷ Trung và Ngư Thuỷ Nam. Có lẽ cả dải đất ven biển nước Việt, ít có vùng nào lại nuôi cá nước ngọt như ở đây.

Từ nay đến tháng 11-2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ được tỉnh Thái Nguyên giao triển khai Dự án “Nhân rộng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ nuôi cá Tầm” với kinh phí thực hiện là trên 200 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Theo đó, khu vực được lựa chọn để nuôi cá tầm là vùng nước lạnh thuộc các xã nằm ven dãy núi Tam Đảo của huyện.

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.