Vỡ trận những siêu dự án nuôi tôm lớn nhất Việt Nam
Thu hồi dự án nuôi tôm 50 triệu USD
Năm 2003, dự án nuôi tôm Việt - Mỹ do Công ty Công nghệ Việt Mỹ (thành viên của Tập đoàn ATI - Hoa Kỳ, trụ sở tại 26 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) làm chủ đầu tư với số vốn là 50 triệu USD được triển khai tại 7 xã vùng bãi ngang thuộc 2 huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên. Dự án nuôi tôm này được cho là dự án nuôi tôm lớn nhất tại Việt Nam thời điểm đó.
Khi phê duyệt triển khai siêu dự án này, ban đầu lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh kỳ vọng vùng đất nghèo Biển ngang Hà Tĩnh sẽ trỗi dậy, kéo cả một địa phương chậm phát triển của miền Trung đi lên.
Kỳ vọng như vậy là hoàn toàn dễ hiểu vì theo dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ trở thành một khu công nghiệp liên hoàn khép kín từ nhân giống tôm, nuôi tôm thành phẩm, chế biến thủy sản xuất khẩu đến khu du lịch sinh thái, tạo ra 20.000 việc làm cho con em địa phương với mức thu nhập bình quân 1 triệu đồng/người/tháng, làm đòn bẩy giúp Hà Tĩnh xóa tỉnh nghèo…
Tuy nhiên chỉ sau vài vụ tôm ban đầu, dự án đã gặp nhiều khó khăn dẫn tới tình trạng một phần đất rất lớn bị bỏ hoang. Diện tích nuôi tôm cứ ngày một teo tóp dần và cho đến thời điểm hiện tại chỉ còn chừng 40 ha. Quá bức xúc, tháng 3/2007, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành thu hồi 250 ha.
Cấp phép ồ ạt và không lường trước được "bánh vẽ" của nhà đầu tư, hàng trăm ha đất dự án nuôi tôm từ việc biến ước mơ thay da đổi thịt vùng đất nghèo, lại trở thành nỗi ám ảnh của bà con diêm dân vùng biển.
Một ngày, ký 3 dự án nuôi tôm
Khi "nỗi đau" về dự án nuôi tôm lớn nhất nước chưa nguôi ngoai, thì ngày 12/4/2013, UBND tỉnh hà Tĩnh có công văn số 986/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nuôi tôm công nghệ cao Thông Thuận – Hà Tĩnh tại các xã Cẩm Hòa, Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh của Công ty Cổ phần thủy sản Thông Thuận – Hà Tĩnh (công ty Thông Thuận). Cũng trong ngày 12/4/2013, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh còn phê duyệt hai dự án khác cũng của công ty Thông Thuận là “Dự án nhà máy chế biến thủy sản Thông Thuận – Hà Tĩnh” và dự án “Dự án trại sản xuất tôm giống Thông Thuận – Hà Tĩnh”
Theo dự kiến, dự án “Nuôi tôm công nghệ cao Thông Thuận – Hà Tĩnh” sẽ sử dụng 357ha đất với nguồn vốn khoảng 250 tỷ đồng. Dự án nuôi tôm này sẽ sản xuất 5.500 tấn tôm nguyên liệu/năm phục vụ chế biến xuất khẩu, khai thác tiềm năng về nuôi tôm trên cát của tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời, dự án sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 500 lao động địa phương.
Tuy nhiên, sau hơn 1 năm triển khai, ngày 10/9/2014, Công ty Thông Thuận đã có công văn số 43/CV/2014-T&T gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc trả lại dự án “Nuôi tôm công nghệ cao Thông Thuận – Hà Tĩnh” và “Dự án nhà máy chế biến thủy sản Thông Thuận – Hà Tĩnh”.
Lý do mà công ty Thông Thuận đưa ra là “Việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thẻ công nghệ cao rất khắt khe trong toàn bộ thời gian và quy trình chăm sóc, vì vậy đòi hỏi một nguồn nhân lực có tay nghề cao, dồi dào để đảm bảo nuôi trồng. Trong khi đó, tại tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh lân cận lại chưa có đủ nguồn cung phục vụ cho dự án.
Vậy để tránh lãng phí nguồn tài nguyên tại tỉnh nhà, kính đề nghị UBND tỉnh, các Sở ngành liên quan cho phép công ty trả lại dự án Nuôi tôm công nghệ cao”.
Trước tình hình trên, ngày 7/10/2014, Phó chủ tịch UBND Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đã ký công văn số 2938/QĐ-UBND về việc thu hồi dự án nuôi tôm công nghệ cao của công ty Thông Thuận.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, tận dụng địa hình và nguồn nước tại các khe suối, nông dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) đã chủ động đào ao tích trữ nước. Nhờ đó, mặc dù đang trong giai đoạn mùa khô nhưng các loại cây trồng trên địa bàn đều bảo đảm nguồn nước tưới.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt trên 254 triệu USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mùa hoa quả chín thì ai cũng mong, chứ “mùa tôm chín” thì chẳng ai đợi chờ. Ấy thế nhưng, dù không mong đợi, “mùa tôm chín” lại “vẫn về” với Tiên Yên (Quảng Ninh).
Mít Thái Lan siêu sớm là cây trồng cho trái quanh năm với năng suất, lợi nhuận cao; còn mai vàng là cây trồng “không thể thiếu” trong những ngày “năm hết tết đến”. Nắm bắt cơ hội này, nhiều nông dân tại TX Bình Minh (Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu nhanh chóng nhờ trồng mai vàng xen mít Thái Lan siêu sớm.
Sau thiệt hại từ dịch bệnh chổi rồng trên nhãn, nhiều nhà vườn của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã tìm giống cây trồng khác tiếp tục canh tác. Trong đó, cây ổi lê Đài Loan (còn gọi là ổi lê) được nhiều nhà vườn chọn.