Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Chè

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế. Hiện nay toàn xã Mỹ Bằng có trên 180 ha chè đang ở độ tuổi cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 8,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 1.500 tấn. Nhiều hộ gia đình nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây chè.
Điển hình là hộ gia đình ông Vũ Đức Thiện - thôn Tâm Bằng, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Gia đình ông là một trong những gia đình nông dân tiêu biểu luôn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp... Với diện tích đất vườn đồi tổng cộng trên 3ha, trong đó có 2,2 ha đất trồng cây chè giống mới, 0,3 ha đất trồng cây keo, 0,5 ha đất trồng cây màu và cây sắn... Hàng năm cho thu nhập kinh tế hộ gia đình đạt từ 70 triệu đến 80 triệu đồng/năm.
Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác, ông thường xuyên tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, học tập kinh nghiệm trên sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng... Gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng chè bằng giống chè cành cho năng suất và chất lượng cao như giống chè cành LDP1, LDP2; đây là những giống chè lai cho năng suất và chất lượng cao, rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương...
Để cây chè phát triển tốt, cho năng suất cao; hàng năm sau mỗi vụ đốn chè, ông tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón đủ lượng phân chuồng và các loại phân NPK cho chè; chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh hại, thu hái chè đúng quy trình kỹ thuật nên chè của gia đình ông năm nào cũng cho năng suất và chất lượng cao, bán được giá cao trên thị trường...
Với diện tích 2,2 ha chè 10 năm tuổi đang cho thu hoạch; hàng năm năng suất luôn đạt từ 10 đến 12 tấn chè búp tươi/ha/năm; với giá trung bình hiện nay là 3.000 đồng/kg, thu nhập từ cây chè đạt từ 65 đến 75 triệu đồng /năm. Vụ chè năm nay, gia đình ông được Trung tâm Khuyến nông tỉnh đầu tư hỗ trợ kinh phí cho mua một chiếc máy thu hái chè trị giá trên 11 triệu đồng để thu hoạch sản phẩm, giảm sức lao động thủ công và giảm chi phí thuê lao động thu hái chè mỗi lứa từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất...
Không chỉ giỏi về sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trên đất vườn đồi, ông còn tham gia công tác xã hội ở thôn xóm. Với cương vị là trưởng thôn Tâm bằng, xã Mỹ bằng, huyện Yên Sơn; ông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tận tình với công việc; thường xuyên tuyên truyền, vận động các gia đình trong thôn xóm thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tận tình giúp đỡ, động viên bà con nông dân trong thôn, xóm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đỏi giảm nghèo ở địa phương.
Related news

Tết Ất Mùi năm nay nhà nông Trần Thanh Liêm, ở khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 500 cặp dưa hấu hình vuông, thỏi vàng có chữ “Tài - Lộc” nổi trên vỏ, giá từ 1,5 - 3,5 triệu đồng/cặp. Dự kiến trong dịp tết ông thu gần một tỷ đồng. Đồng thời, năm nay ông sẽ tung ra khoảng 20 cặp dưa hấu hình trái tim rất lạ mắt với giá 8 triệu đồng/cặp.

Thay vào các vườn trồng mai trước đây là các vườn trồng tắc, cây ăn trái trong chậu. Đang tỉa lại cành và vô chậu 1.000 cây tắc, anh Nguyễn Văn Út, ở ấp Phú Hội, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, cho biết: “Vài năm trước đây, cứ đến hẹn là gia đình tôi sản xuất trên 1.000 chậu mai vàng để cung ứng cho thị trường dịp tết. Tuy nhiên, năm nay số lượng giảm đi một nửa để chuyển sang đầu tư cây tắc”.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa công bố một con số thống kê đáng “giật mình”: Trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, chỉ mới có khoảng 15% là của doanh nghiệp trong nước, và hơn 80% hàng nông sản Việt Nam được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài.

Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng, Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Giá hiện tại (thương lái thu mua tại vườn): 13.000đ/kg (giá đầu vụ từ 25 – 30.000đ/kg). Theo ông, đây cũng là qui luật của thị trường, dù sao giá này cũng tương đối, chấp nhận được (không bị lỗ), nếu trừ các chi phí (phân bón, thuốc trừ sâu...), ông lãi được khoảng 50 triệu đồng/vụ.