Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Văn Công Sỹ Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Nòi Giống

Ông Văn Công Sỹ Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Nòi Giống
Ngày đăng: 26/05/2014

Nhằm tạo điều kiện để hội viên nông dân trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, trong những năm qua, bên cạnh xây dựng những mô hình hùn vốn nội lực trong hội viên đem lại hiệu quả cao, nông dân còn mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một trong những mô hình đạt hiệu quả khá cao là mô hình nuôi gà nòi giống của ông Văn Công Sỹ, hội viên nông dân khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời.

Ông Văn Công Sỹ nuôi gà nòi cách đây 10 năm. Ban đầu ông chỉ nuôi từ 40-50 con gà mái đẻ và cho gà tự ấp trứng. Sau khi gà con đủ ngày tuổi, ông xuất bán cho bà con ở địa phương. Việc làm ăn ngày càng đem lại hiệu quả nên năm 2012 ông đầu tư máy ấp trứng gà tự động, với số tiền 15 triệu đồng. Hiện nay, trung bình 1 tháng ông cho xuất bán từ 900-1.000 con gà con. Với mức giá tương đối ổn định 15.000 đồng/con, từ 1.000 con gà con sau khi trừ chi phí ông thu lãi trên 4 triệu đồng.

Ông Văn Công Sỹ cho biết: “Trước đây đời sống gia đình khá chật vật, nghèo túng, vợ chồng tôi phải đi làm thuê. Nhưng kể từ khi nuôi gà nòi, cuộc sống không còn khó khăn nữa. Hiện tại kinh tế cũng đã ổn định, các con cũng có điều kiện ăn học đến nơi đến chốn. Riêng nuôi gà nòi, trừ chi phí còn lãi từ 40-50 triệu đồng/năm. Sắp tới, gia đình dự định sẽ tăng đàn gà mái đẻ lên 400-500 con để đủ cung cấp cho thị trường”.

Ông Trần Văn Lơn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời, cho biết, trên địa bàn khóm 2 có 2 mô hình sản xuất, chủ yếu là mô hình nuôi gà nòi và nuôi cá bổi công nghiệp.

Nhìn chung, các mô hình sản xuất đạt hiệu quả khá cao. Nhờ đó, số hộ nghèo, cận nghèo ở khóm qua các năm đều giảm. Cụ thể như năm 2012, số hộ nghèo, cận nghèo tới 18 hộ nhưng cuối năm 2013 chỉ còn 14 hộ. Đầu năm 2014, 3 hộ nông dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Trang trại kinh tế tiền tỷ Trang trại kinh tế tiền tỷ

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

27/04/2015
Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

27/04/2015
Cá nước lạnh “đóng băng” Cá nước lạnh “đóng băng”

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

27/04/2015
Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

27/04/2015
Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015 Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

27/04/2015