Ông Văn Công Sỹ Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Nòi Giống
Nhằm tạo điều kiện để hội viên nông dân trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, trong những năm qua, bên cạnh xây dựng những mô hình hùn vốn nội lực trong hội viên đem lại hiệu quả cao, nông dân còn mạnh dạn áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một trong những mô hình đạt hiệu quả khá cao là mô hình nuôi gà nòi giống của ông Văn Công Sỹ, hội viên nông dân khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời.
Ông Văn Công Sỹ nuôi gà nòi cách đây 10 năm. Ban đầu ông chỉ nuôi từ 40-50 con gà mái đẻ và cho gà tự ấp trứng. Sau khi gà con đủ ngày tuổi, ông xuất bán cho bà con ở địa phương. Việc làm ăn ngày càng đem lại hiệu quả nên năm 2012 ông đầu tư máy ấp trứng gà tự động, với số tiền 15 triệu đồng. Hiện nay, trung bình 1 tháng ông cho xuất bán từ 900-1.000 con gà con. Với mức giá tương đối ổn định 15.000 đồng/con, từ 1.000 con gà con sau khi trừ chi phí ông thu lãi trên 4 triệu đồng.
Ông Văn Công Sỹ cho biết: “Trước đây đời sống gia đình khá chật vật, nghèo túng, vợ chồng tôi phải đi làm thuê. Nhưng kể từ khi nuôi gà nòi, cuộc sống không còn khó khăn nữa. Hiện tại kinh tế cũng đã ổn định, các con cũng có điều kiện ăn học đến nơi đến chốn. Riêng nuôi gà nòi, trừ chi phí còn lãi từ 40-50 triệu đồng/năm. Sắp tới, gia đình dự định sẽ tăng đàn gà mái đẻ lên 400-500 con để đủ cung cấp cho thị trường”.
Ông Trần Văn Lơn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời, cho biết, trên địa bàn khóm 2 có 2 mô hình sản xuất, chủ yếu là mô hình nuôi gà nòi và nuôi cá bổi công nghiệp.
Nhìn chung, các mô hình sản xuất đạt hiệu quả khá cao. Nhờ đó, số hộ nghèo, cận nghèo ở khóm qua các năm đều giảm. Cụ thể như năm 2012, số hộ nghèo, cận nghèo tới 18 hộ nhưng cuối năm 2013 chỉ còn 14 hộ. Đầu năm 2014, 3 hộ nông dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo.
Related news
Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.
Mặc dù đã di dời lồng bè về khu quy hoạch C1, nhưng hầu hết người nuôi tôm hùm vẫn không thể bám trụ, ổn định sản xuất được. Tìm hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững là vấn đề nan giải hiện nay.
9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.
Bão số 8 chưa khắc phục xong hậu quả, bão số 10 lại ập đến, bao mất mát, nước mắt, nghẹn đắng. Cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt sẻ chia từng ngày lương, gói mỳ thì bão số 11 tiếp tục hoành hành cướp đi sản nghiệp của hàng ngàn gia đình miền Trung. Bão lũ liên miên, miền Trung chìm trong biển nước…
Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.