Ông Trần Văn Vui vượt khó làm giàu
Trong số này phải kể đến ông Trần Văn Vui, ở ấp Bình Phong, với mô hình trồng mít Thái siêu sớm xen với dừa Xiêm.
Ông Vui cho biết, sau khi lập gia đình, được cha mẹ cho riêng 2.000m2 đất ruộng, nhưng hiệu quả sản xuất thấp, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.
Năm 2000, khi xã nhà xây dựng đê bao ngăn lũ, ông Vui quyết định cải tạo lại đất ruộng chuyển sang trồng cam và quýt đường.
Chịu khó học hỏi và cần cù chăm sóc, không lâu sau vườn cây ăn trái cho năng suất khá cao, kinh tế gia đình dần ổn định.
Sau một thời gian tích lũy, ông mua thêm 7.000m2 đất vườn tạp.
Năm 2007, do vườn cam và quýt đường không còn cho năng suất cao như trước, ông mạnh dạn cải tạo lại toàn bộ đất, lên liếp trồng mít Thái siêu sớm xen với dừa Xiêm.
Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật từ khâu chăm sóc, chọn giống, bón phân, tỉa cành hợp lý, 2 năm sau mít Thái siêu sớm cho thu hoạch khoảng 8 tấn trái, giá bán bình quân 12.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi trên 80 triệu đồng/năm.
Riêng dừa Xiêm đến nay cũng đã cho trái hơn 3 năm, năng suất thu hoạch hàng tháng khá ổn định, cho lợi nhuận hơn 50 triệu đồng mỗi năm.
Với nguồn thu nhập cao và ổn định, gia đình ông Vui tiếp tục mua thêm 3.000m2 đất để trồng nhãn ido.
Những kết quả đạt được là cả quá trình lao động cần cù, biết vận dụng sáng tạo, đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế của ông Trần Văn Vui.
Bên cạnh việc làm giàu cho gia đình, ông Vui còn tích cực tham gia vào các chương trình phúc lợi xã hội, vận động bà con tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn minh trong xóm, ấp.
Nhiều năm liền ông Trần Văn Vui được bình chọn là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Nằm tách biệt với khu dân cư, cách trung tâm xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) khoảng 2km về phía tây, trang trại nuôi heo khép kín với diện tích hơn 2.000m2 của ông Đoàn Đắc Đức (trú tại thôn 3, xã Ea Kao) lọt thỏm trong khu rừng do ông nhận quản lý, bảo vệ.
Về thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc, Ninh Thuận), nói đến trang trại gà của anh Vũ Yên Sơn, ai cũng tấm tắc khen ngợi về quy mô, sự đầu tư cũng như cách nuôi gà của chủ gia trại này. Nhờ áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi mà trang trại của anh luôn hạn chế thấp nhất những rủi ro về dịch bệnh.
Bình quân mỗi lứa nuôi (100 con/3,5 tháng), hộ chăn nuôi thu lãi từ 13 – 14 triệu đồng. Thực hiện dự án “Hỗ trợ chăn nuôi gà Đông Tảo giai đoạn 2015 – 2016”, huyện Bảo Yên (Lào Cai) triển khai xây dựng 30 mô hình nuôi gà Đông Tảo (50 con/mô hình) với 30 hộ của xã Cam Cọn tham gia. Đây là những hộ có kiến thức, kinh nghiệm và đủ điều kiện đầu tư chăn nuôi.
Những ngày này về vùng cao Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc) sẽ thấy màu xanh của những rẫy bắp, đậu các loại và những ruộng lúa đang thời kỳ phát triển. Gia đình bà K’ Thị Thơm – thôn 1 đã xuống giống được 3 ha bắp lai cho biết: “Năm nay gia đình được đăng ký đầu tư ứng trước từ Trung tâm dịch vụ miền núi tỉnh cung ứng giống bắp lai (CP888, DK 6919), phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất. Hiện diện tích bắp của gia đình đã xuống giống hơn 20 ngày, đang tập trung chăm sóc bón phân giai đoạn đầu. Mấy ngày qua thời tiết thuận lợi nên bắp phát triển tốt”.
Ngày 28-7, Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng đùi gà đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ