Thoát Nghèo Nhờ Trồng Rau Má

Thời gian gần đây, nhiều nông dân thị trấn Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả để áp dụng nhiều mô hình mới. Trong đó, trồng rau má là mô hình được nhiều nông dân thực hiện.
Với diện tích chưa đến 1.000m2, trung bình mỗi tháng, người trồng rau má thu nhập từ gần 1 triệu đồng. Giá của rau má không bấp bênh như nhiều loại mặt hàng nông sản khác. Hiện nay, giá mỗi ki-lô-gam rau má được thương lái vào tận vườn thu mua từ 10.000 - 15.000 đồng.
Những hộ trồng rau má cho biết, rau má không đòi hỏi nhiều công chăm sóc cũng như ít sử dụng phân thuốc so với các loại nông sản khác. Tuy nhiên, cần chú ý đến điều kiện thời tiết, nhất là vào mùa mưa người trồng rau phải khai thông rãnh thoát nước, nếu không rau má sẽ ngập úng và chết.
Anh Đinh Văn Hiệu (thị trấn Châu Hưng) chia sẻ: “Trước khi trồng rau má, gia đình tôi đã trồng nhiều loại cây khác, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi trồng rau má đến nay, thu nhập rất ổn định”. Anh Hiệu có hơn 1 công đất trồng rau má. Mỗi ngày anh thu hoạch từ 20 - 30kg. Nhờ biết cách chăm sóc nên rẫy rau má của anh phát triển rất tốt.
Nhiều hộ trước đây thuộc diện nghèo, nhưng nhờ áp dụng mô hình này nên đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Một trong số đó là hộ anh Phạm Văn Thới (thị trấn Châu Hưng). Gia đình anh Thới không đất sản xuất nên phải thuê 1 công đất để trồng rẫy. Điệp khúc “trúng mùa - mất giá” năm nào anh cũng gặp phải, nên sau mỗi vụ anh cũng chẳng còn lãi bao nhiêu.
Thấy mô hình trồng rau má của bà con trong xóm cho thu nhập ổn định nên anh Thới làm theo. Anh cải tạo lại miếng đất trước nhà trồng dưa không hiệu quả để trồng rau má. Từ vài chục mét vuông trồng thử ban đầu, anh Thới đã mở rộng lên 800m2, cho thu hoạch ổn định từ 10 - 15kg/ngày. Anh Thới tâm sự: “Từ khi trồng rau má đến nay, cuộc sống của gia đình tôi ổn định hơn trước rất nhiều”.
Rau má là loại rau dễ trồng, có thể cho thu hoạch quanh năm. Vì ít sử dụng phân thuốc nên rau má là loại rau sạch được nhiều người ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay thời tiết thuận lợi, bà con nông dân chịu đầu tư chăm sóc nên vụ cà phê được mùa hơn so với các năm trước. Từ niềm vui được mùa, được giá, nhiều nông dân đã tính chuyện mở rộng diện tích trồng cà phê.

Hiện sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư thu mua nguyên liệu rơm để làm nấm an toàn. Nghề này đang đem lại cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Đời sống kinh tế - xã hội của xã Hoành Mô (Bình Liêu, Quảng Ninh) trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm (năm 2011 là 25,28%, đầu năm 2012 là 22,18%, phấn đấu năm 2013 còn khoảng 18%). Mặc dù hiện tại, gần 80% số hộ gia đình ở Hoành Mô có mức sống từ trung bình trở lên nhưng công tác giảm nghèo vẫn luôn được xã chú trọng, coi là một nhiệm vụ trọng tâm. Xã đã đưa nhiều mô hình giảm nghèo, phát triển kinh tế hiệu quả vào sản xuất. Trong đó mô hình nuôi gà Tiên Yên của ông Phan Ngọc Sinh, thôn Đông Thành, xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) là một ví dụ điển hình.

Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.

Trong những ngày đầu tháng 10/2012, Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai mô hình thực nghiệm nuôi gà bằng chế phẩm thiên nhiên cho 2 hộ dân thuộc xã Hòa Thành. Số gà được nuôi theo mô hình này là 1.500 con gà Lương Phượng.