Sản Lượng Cam Lục Ngạn (Bắc Giang) Ước Đạt Hơn 7.600 Tấn
Đến nay, diện tích trồng cam đường Canh của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã được mở rộng lên 541 ha ở 22 xã, trong đó tập trung nhiều ở các xã: Tân Quang, Hồng Giang, Tân Lập, Thanh Hải, Tân Mộc.
Năm 2014, sản lượng cam đường Canh ước đạt 6.134 tấn (tăng hơn 3.500 tấn so với vụ trước), giá trị ước 276 tỷ đồng. Sản lượng tăng chủ yếu do diện tích cam được thu hoạch tăng cao.
Thời điểm này, cam Vinh tại Lục Ngạn đang được thu hoạch, diện tích khoảng 286 ha, tập trung nhiều ở các xã: Thanh Hải, Nam Dương, Tân Mộc, Mỹ An... Hiện giá bán bình quân tại vườn đạt 30 nghìn đồng/kg. Năm 2014, sản lượng cam Vinh toàn huyện ước đạt 1.475 tấn, giá trị đạt hơn 44 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 5.200ha hoa màu đang ổn định và phát triển. Nông dân trồng hoa màu theo hướng an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.
Huyện Phú Thiện (Gia Lai) có tổng diện tích cây trồng hàng năm hơn 24.000 ha. Trong đó, cây trồng chủ lực như lúa nước hơn 13.000 ha, mía gần 4.000 ha, mì 1.000 ha, bắp lai hơn 3.000 ha, đậu các loại 900 ha...
Trả lời về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại buổi họp báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết, chưa phát hiện tồn dư chất cấm tại 40 cơ sở chăn nuôi ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 9.
Hai tháng nay, thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi rộ lên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Khánh Hòa, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Tỉnh Tiền Giang, phong trào đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn. Nhờ đó, chủ động được mùa vụ thu hoạch, năng suất, sản lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.