Ông Trần Văn Vui vượt khó làm giàu
Trong số này phải kể đến ông Trần Văn Vui, ở ấp Bình Phong, với mô hình trồng mít Thái siêu sớm xen với dừa Xiêm.
Ông Vui cho biết, sau khi lập gia đình, được cha mẹ cho riêng 2.000m2 đất ruộng, nhưng hiệu quả sản xuất thấp, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.
Năm 2000, khi xã nhà xây dựng đê bao ngăn lũ, ông Vui quyết định cải tạo lại đất ruộng chuyển sang trồng cam và quýt đường.
Chịu khó học hỏi và cần cù chăm sóc, không lâu sau vườn cây ăn trái cho năng suất khá cao, kinh tế gia đình dần ổn định.
Sau một thời gian tích lũy, ông mua thêm 7.000m2 đất vườn tạp.
Năm 2007, do vườn cam và quýt đường không còn cho năng suất cao như trước, ông mạnh dạn cải tạo lại toàn bộ đất, lên liếp trồng mít Thái siêu sớm xen với dừa Xiêm.
Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật từ khâu chăm sóc, chọn giống, bón phân, tỉa cành hợp lý, 2 năm sau mít Thái siêu sớm cho thu hoạch khoảng 8 tấn trái, giá bán bình quân 12.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi trên 80 triệu đồng/năm.
Riêng dừa Xiêm đến nay cũng đã cho trái hơn 3 năm, năng suất thu hoạch hàng tháng khá ổn định, cho lợi nhuận hơn 50 triệu đồng mỗi năm.
Với nguồn thu nhập cao và ổn định, gia đình ông Vui tiếp tục mua thêm 3.000m2 đất để trồng nhãn ido.
Những kết quả đạt được là cả quá trình lao động cần cù, biết vận dụng sáng tạo, đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế của ông Trần Văn Vui.
Bên cạnh việc làm giàu cho gia đình, ông Vui còn tích cực tham gia vào các chương trình phúc lợi xã hội, vận động bà con tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn minh trong xóm, ấp.
Nhiều năm liền ông Trần Văn Vui được bình chọn là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Related news
Hiện nay, nông dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đang thu hoạch ớt. Sản lượng ớt năm nay tăng cao nên nhiều nông dân rất vui mừng, phấn khởi.
Chuyện nghiên cứu lai tạo thành công các giống lúa mới hiện nay không phải là hiếm, nhưng một người dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nghiên cứu lai tạo thành công nhiều giống lúa đạt chuẩn được xem là một tâm điểm thu hút sự chú ý của giới nông dân và các nhà khoa học. Người chúng tôi muốn nói đến là ông Phan Văn Oanh (Mười Oanh), ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình.
Cam sành là một trong những trái cây đặc sản của huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện tại giá giảm mạnh, thương lái thu mua tại vườn loại đặc biệt từ 10 - 11 ngàn đồng/kg, loại nhất từ 8 - 9 ngàn đồng/kg, còn cam loại 2, 3 có giá từ 2 - 3 ngàn đồng/kg, thấp hơn từ 15 - 22 ngàn đồng/kg so cách đây gần 2 tháng qua. Với giá như hiện nay, người trồng cam sành ở huyện Cái Bè thua lỗ nặng.
Hàng loạt hộ dân vùng ven biển huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) tận dụng lòng kênh xáng nội đồng để nuôi sò huyết. Cách làm mới lạ này đã giúp nhiều hộ kiếm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ nuôi…
Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh