Nuôi tôm sinh thái

Cà Mau có khoảng 70.000 ha rừng ngập mặn, trong đó có 30.000 ha nuôi tôm dưới tán rừng.
Hiện có 14.000 ha được công nhận nuôi tôm sinh thái.
Đây là chiến lược phát triển để nâng cao vị thế tôm đất Mũi.
Mô hình nuôi tôm sinh thái xuất hiện ở Cà Mau cách đây khoảng 10 năm.
Đầu tiên là dự án do Đại sứ quán Thuỵ Sĩ tài trợ, được triển khai tại Lâm ngư trường 184 thuộc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển.
Năm 2013, dự án nuôi tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế, do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) hỗ trợ cho hơn 740 hộ dân SX trong rừng phòng hộ Nhưng Miên.
Ông Tạ Minh Mẫn, Phó trưởng BQL Rừng phòng hộ Nhưng Miên cho biết, các hộ đăng ký nuôi tôm trên lâm phần đã được chứng nhận vùng nuôi sinh thái, với diện tích 2.696,5 ha theo tiêu chuẩn Nanurland.
BQL đã mở rộng thêm hơn 1.800 ha nuôi tôm sinh thái, dự kiến cuối năm nay sẽ được công nhận đạt tiêu chuẩn trên.
Người dân được hướng dẫn trồng rừng, kỹ thuật nuôi tôm, tạo ra sản phẩm sạch bán được với giá cao.
Là một gia đình tiêu biểu thành công với mô hình nuôi tôm sinh thái, chị Phan Thu Hiền, ấp Nhưng Miên, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển, cho biết, tham gia mô hình phải đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật phức tạp, nhưng nuôi thành công hơn trước.
Với gần 4 ha nuôi tôm cho lợi nhuận cao hơn khoảng 50% so với trước đây.
Bước đột phá của mô hình nuôi tôm sinh thái tại là bảo đảm lợi nhuận cao nhất cho người dân, khi đầu ra sản phẩm được Cty CP Thuỷ sản Minh Phú cam kết thu mua toàn bộ với giá cao hơn giá thị trường 10%.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, phát triển nuôi tôm sinh thái có rất nhiều cái lợi.
Nhà nông được nâng cao năng lực, trình độ nuôi tôm, họ nhận thức được việc bảo về rừng là trách nhiệm và có thể đối thoại trực tiếp về giá cả với DN.
Ngoài ra, nhờ tôm được chứng nhận sinh thái, bà con còn được hỗ trợ dịch vụ chăm sóc rừng. Cơ quan chức năng có điều kiện quản lý tốt vùng nuôi, tiết kiệm được chi phí quản lý.
DN được chứng nhận quốc tế về vùng nuôi cho sản phẩm tôm sạch, có uy tín trên thị trường.
Theo ông Châu Công Bằng, PGĐ Sở NN-PTNT Cà Mau, tôm rừng của Cà Mau đã có thương hiệu, được các nước trên thế giới rất ưa chuộng.
2 năm tới tỉnh sẽ công nhận toàn bộ diện tích nuôi tôm dưới tán rừng đạt các tiêu chuẩn nuôi sinh thái.
“Ngân hàng Thế giới đang có dự án hỗ trợ 19,6 triệu USD để phát triển nuôi tôm sinh thái tại Cà Mau.
Sở NN-PTNT nỗ lực đàm phán và tăng cường tập huấn, hướng dẫn người dân biện pháp bảo vệ môi trường; hỗ trợ trồng rừng đảm bảo đủ diện tích.
Xây dựng hệ thống thủy lợi, hạ tầng để đáp yêu cầu vùng nuôi, đảm bảo các yêu cầu của đối tác.
Có dự án trên, con tôm Cà Mau sẽ tiến xa hơn nữa”, ông Bằng khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Là một dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cấp huyện được triển khai từ đầu năm 2013, đến nay, mô hình nuôi bồ câu Pháp trên địa bàn Chư Pah (Gia Lai) đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định.

Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo trong những ngày gần đây đang có chiều hướng tăng nhẹ: khoảng 3 ngàn đồng/kg so với thời điểm trước Tết dương lịch.

Trước xu thế người tiêu dùng ngày càng khoái khẩu món gà ta, hầu hết các trang trại nuôi thương phẩm đều chọn giống gà này để SX. Theo đó, các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm cũng đang đẩy mạnh SX giống gà ta để cung ứng cho thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, giống gà ta Minh Dư vẫn là lựa chọn số 1.

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng phối hợp với các ngành có liên quan xác định diện tích, vị trí khu đất thỏa thuận địa điểm cho nhà đầu tư. Đồng thời yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án, phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo đúng quy định hiện hành của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết trọng tâm của ngành trong thời gian tới là đẩy mạnh tái cơ cấu tập trung vào nâng cao chất lượng con giống, tăng cường quản lý các loại giống đang lưu hành trên địa bàn cả nước.