oàn tỉnh có 17 trại nuôi lợn nái và hậu bị
Theo thống kê sở NN&PTNT, tổng đàn lợn trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình hiện đạt gần 350.000 con.
Toàn tỉnh đã phát triển được 17 trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị, cung cấp hơn 150.000 lợn giống/năm và 19.000 lợn hậu bị/ năm.
Nhìn chung theo đánh giá của sở NN&PTNT, tình hình chăn nuôi nói chung, chăn chăn nuôi lợn nói riêng trên toàn địa bàn phát triển tương đối ổn định, sức tái đàn tăng dần trong những tháng gần đây.
Cũng trong 9 tháng qua, toàn tỉnh đã triển khai tiêm được trên 3.100 liều vác xin lở mồm long móng và gần 58.2000 liều vắc xin khác cho đàn lợn, đạt tỷ lệ gần 69% kế hoạch năm.
Có thể bạn quan tâm
Cách đây vài năm, người trồng cam sành ở huyện Kế Sách còn ngêu ngao câu ví buồn: “Cam sành lột vỏ còn “cay”/Nông dân điêu đứng vì cam sau nhà…”. Ấy vậy mà, sau hơn 2 năm thực hiện mô hình trồng cam sành theo dự án Jica do Nhật Bản tài trợ đã xóa tan đi câu ví một thời.
Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.
Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.
Kết thúc quí 1-2013, tình hình dịch bệnh xảy ra đối với thủy sản nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi chưa có biện pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu cho hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nghêu.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khác với nhiều năm trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu quý 1 năm nay tăng đột biến, trên 38.300 tấn với kim ngạch hơn 254 triệu USD, tăng trên 23,5% về lượng và 20% về giá trị.