Kỹ sư sản xuất thuốc đông y phòng bệnh cho gà

Một số gói thuốc đông y tại cơ sở sản xuất của kỹ sư Phạm Đức Long
Anh Long được mệnh danh “Vua sáng kiến” của tỉnh Gia Lai bởi hầu như lần nào Hội thi Sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Gia Lai (Hội thi) anh cũng có sáng kiến để tham gia.
Và mỗi lần dự thi anh đều rinh về ít nhất một giải thưởng. Tại Hội thi năm 2014 - 2015, anh đã đoạt giải Ba với sáng kiến sản xuất thuốc đông y phòng bệnh cho gà.
Đam mê với nghề nghiệp nên đụng đến công việc gì là anh có sáng kiến ngay: Sử dụng đến lò mụn cưa, anh cho ra lò mùn cưa cải tiến; Ấp trứng gà thì có máy ấp cải tiến riêng phù hợp với điều kiện khí hậu Tây Nguyên; Sản xuất men thức ăn chăn nuôi thì anh sử dụng bằng men Bắc cổ truyền;
Cần bảo quản thực phẩm, anh lại có tủ bảo quản không dùng hóa chất; Phòng bệnh cho gà, anh lại sản xuất thuốc đông y… Không chỉ làm việc ở cơ quan, nhà anh còn là cơ sở ấp trứng và cung cấp con giống, men thức ăn gia súc, thuốc đông y cho gia cầm…
Anh Long chia sẻ, trong công tác phòng bệnh cho gia cầm, ngoài việc vệ sinh khử trùng, tiêm phòng vắc-xin còn dùng kháng sinh bổ sung vào thức ăn, nước uống. Dùng kháng sinh dẫn đến tồn dư kháng sinh trong sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Vì vậy, anh trăn trở suy nghĩ phải làm thế nào gia cầm vẫn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh mà không cần đến kháng sinh bổ sung vào thức ăn nước uống. Anh đã mạnh dạn sản xuất thuốc đông y thay thế kháng sinh dự phòng cho gia cầm để tạo sản phẩm thịt sạch.
Sử dụng thảo dược để phòng và chữa bệnh cho gia súc là điều không mới đã được sử dụng từ lâu, nhưng cái mới của anh Long là chế biến thành bột hòa tan rất tiện lợi cho người chăn nuôi.
Anh Long cho biết, trước tiên anh chọn hái các loại thảo dược, các loại cỏ cây có sẵn hoặc giàu kháng sinh thực vật như: lá riềng, lá sả, lá hoàn ngọc, cây cộng sản, lá quế, lá mơ lông, lá long não, thừng mực trâu, cây xuyến chi, ngũ sắc, củ gừng, tỏi, riềng…
Trong đó anh sử dụng chủ yếu cây cộng sản, thường mực trâu, ngũ sắc, xuyến chi, chiếm đến 80% nguyên liệu. Để làm ra thuốc bột hoa tan rất công phu. Sau khi thu hái nguyên liệu về, anh nấu thành cao, rút ẩm, nghiền bột và đóng gói.
Khâu rút ẩm quan trọng nhất để làm ra được thuốc hòa tan. Nấu thảo dược thành cao nhưng hòa cao vào nước rất khó tan. Anh suy nghĩa làm thế nào để cao hết ẩm, sẽ tán thành bột dễ dàng hơn. Anh đã nghiên cứu tự chế tạo máy sấy nguyên liệu bằng hiệu ứng nhà kính.
Vận dụng nguyên lý ánh sáng mặt trời xuyên qua buồng kính, nhiệt độ sẽ được giữ lại phần lớn và dùng quạt gió mi ni giúp tạo sự thông thoáng.
Nhiệt độ trong máy khoảng 500C là thích hợp nhất, cho chạy đến khi miếng cao khô hoàn toàn có dạng tinh thể cứng dòn, óng ánh như than đá, đem nghiền thành bột dễ dàng, từ đó tạo ra sản phẩm thuốc đông y hòa tan.
Không dừng lại đó, anh Long còn sáng tạo ra “máy sấy ma sát khí” để sử dụng khi thời tiết gặp trời mưa kéo dài không đủ ánh sáng mặt trời cho máy hiệu ứng nhà kính hoạt động và cũng để khử hết ẩm bột hòa tan trước khi đóng gói.
Sử dụng độ quay lớn của không khí khi gắn quạt gió trong máy tạo ma sát làm tăng nhiệt độ thích hợp lại thông thoáng nên hầu hết độ ẩm đều được khử đảm bảo điều kiện đóng gói PE.
Thuốc thảo mộc chiết xuất dạng bột hòa tan, dễ bảo quản, sử dụng tiện lợi như tân dược, phù hợp với chăn nuôi nhỏ lẻ và chuyên canh lớn.
Đối với gà đang tuổi úm, pha nước uống thay thuốc úm theo chế độ úm phổ biến; đối với gà đàn cho uống thuốc dự phòng định kỳ thay các loại kháng sinh.
Thực tế anh đã bổ sung cho đàn gà của gia đình cũng như nhiều hộ gia đình chăn nuôi gà khác trên địa bàn Thành phố Pleiku hoặc lân cận và đã có kết quả cao. Đa số các hộ gia đình dùng thuốc đông y của anh Long đều có chung nhận xét:
Dùng thuốc của anh Long rất tốt cho việc úm gà, có thể đạt 95%, hiệu quả dự phòng cũng rất cao, gà không bị các bệnh thông thường như E.choli, phó thương hàn, cầu trùng, các bệnh về hô hấp và các bệnh tiêu hóa khác.
Cũng theo bà con, thịt gà ăn thơm ngon hơn, đặc biệt an toàn cho sức khỏe nên nhiều gia đình không có điều kiện chăn nuôi tìm đến mua gà sạch ngày một đông.
Có thể bạn quan tâm

Mùa mưa, hồ Trị An xuất hiện nhiều cá cơm, cá lìm kìm và cá linh. Tại Bến Cá (KP.1, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) luôn có thương lái chờ sẵn để cá đánh bắt về là vận chuyển ngay về các chợ trong và ngoài tỉnh.

Ngoài các trang trại chăn nuôi với số lượng tổng đàn lớn nói trên, toàn huyện còn có 109 trang trại chăn nuôi heo nhỏ theo hộ gia đình, tăng 4 trang trại; 114 trang trại chăn nuôi gia cầm, tăng 2 trang trại; 8 hộ chăn nuôi thủy sản với diện tích mặt nước trên 50.000m2.

15 đến 20 triệu đồng mua một con trâu từ 1-2 năm tuổi. Sau 1 năm nuôi nhốt chuồng vỗ béo bán được 30-35 triệu đồng. Mô hình nuôi trâu vỗ béo của người dân xã Dồm Cang (Sốp Cộp - Sơn La) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân nơi đây.

Với huyện Trà Bồng, đây là điều đáng lo ngại bởi nguy cơ giảm sút, mai một giống quế bản địa, ảnh hưởng lớn đến thương hiệu quế Trà Bồng. Để lưu giữ, phát triển giống quế đặc sắc này, huyện Trà Bồng đang triển khai nhân rộng nhiều mô hình, vùng nguyên liệu quế.

Nhiều hộ dân trồng cao su tiểu điền ở 2 huyện Sông Hinh, Sơn Hòa (Phú Yên) đang điêu đứng vì giá cao su giảm mạnh. Một số người bỏ vườn, không cạo mủ vì không đủ tiền thuê nhân công.