Không có thịt gà nhập khẩu 12.000 đồng/kg

Trước thông tin cho rằng thịt gà nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam chỉ có giá 12.000 đồng/kg, ngày 17/9, Tổng cục Hải quan khẳng khẳng định thông tin nêu trên là không có cơ sở.
Đồng thời cơ quan này cũng cung cấp thêm thông tin làm rõ nguồn gốc xuất xứ thịt gà các loại nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, trên toàn quốc đã có 82 doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thịt gà, chủ yếu qua các cảng tại TP HCM và TP Hải Phòng. Thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Hoa Kỳ với trị giá 39,1 triệu USD.
Ngoài ra, thịt gà còn được nhập khẩu vào Việt Nam từ Brazil và Hàn Quốc. Lượng thịt gà nhập khẩu từ 3 quốc gia này chiếm gần 90% trị giá thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam.
Đơn giá bình quân của thịt gà nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2015.
Tổng cục Hải quan khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu gần 70.000 tấn thịt gà các loại (gà nguyên con, đùi gà, cánh gà, thịt gà khác), trị giá lên đến 63,7 triệu USD với giá bình quân nhập khẩu trước thuế là 0,91 USD/kg, tương đương 19.600 đồng/kg (thời điểm tỷ giá 21.500 VND/USD).
Trước đó, những thông tin này đã được Tổng cục Hải quan cung cấp cho Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) để làm rõ việc xác minh và đánh giá có hành vi bán phá giá mặt hàng này vào Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi giá heo và gia cầm đang trên đà tuột dốc thảm hại thì giá bò ở Bình Định vẫn đứng ở mức cao, đầu ra rất thênh thang. Những hộ chăn nuôi bò ở tỉnh này đang tở mở ăn nên làm ra.

Vùng tây nam Nghệ An mấy ngày qua nắng nóng trên 41oC; khu vực Cửa Rào (Tương Dương); Châu Khê, Cam Lâm (Con Cuông) nhiệt độ ngoài trời lên đến trên 42oC.

Ngày 14-5, PGS.TS Dương Nhựt Long - trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (Đại học Cần Thơ) - cho biết vừa thu hoạch hai ao tôm càng xanh vốn là ao nuôi cá tra trước đây tại An Giang với kết quả “một lời một”.

Ở Lâm Đồng, “Gạo Cát Tiên” là sản phẩm lúa gạo duy nhất được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền. Đó là loại gạo được sản xuất từ giống lúa OM 4900.

Ông Trịnh Cảnh ở thôn Đại Phú, xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa, Phú Yên) là một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi từ nuôi heo và bò sang nuôi nai, nhờ vậy mà kinh tế gia đình ông ngày càng khá hơn.