Sốt giá tiêu giống tại huyện Hướng Hóa
Thời gian qua, giá tiêu hạt trên thị trường lên cao, trong khi giá các loại cây trồng khác như cà phê, chuối… giảm thấp, người nông dân tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đua nhau mở rộng diện tích loại cây trồng này khiến cho giá tiêu giống ở đây tăng cao bất thường.
Hiện huyện Hướng Hóa bắt đầu bước vào mùa mưa, đây là thời điểm người dân tìm mua các loại cây giống để ươm trồng.
So với các loại giống cây trồng như: cà phê, bời lời, bơ… năm nay, mặt hàng tiêu giống được người dân tìm mua nhiều nhất.
Đây là nguyên nhân chính làm cho giá tiêu giống tăng cao đột biến so với vài năm trở lại đây.
Ông Nguyễn Văn Tưởng, chủ một vườn ươm cây giống ở khối 1, thị trấn Khe Sanh cho biết, năm trước, vườn ươm của ông xuất bán hơn một vạn bầu tiêu giống, với giá 15.000 đồng/bầu, từ đầu năm đến nay, ông xuất bán hơn hai vạn bầu tiêu giống, với giá bán 30.000 đồng/bầu.
Theo ông Tưởng, nguồn tiêu giống của gia đình ông chủ yếu lấy từ huyện Vĩnh Linh lên, sau đó tiến hành ươm bầu và bán lại cho người dân có nhu cầu. Tuy giá bán cao như vậy nhưng theo các chủ vườn ươm cây trên địa bàn huyện Hướng Hóa, hiện tiêu giống luôn trong tình trạng “cháy hàng” bởi nhu cầu của nông dân rất lớn.
Toàn huyện Hướng Hóa có khoảng 200 ha hồ tiêu, tập trung chủ yếu tại các xã: Tân Liên, Tân Hợp, Hướng Phùng và thị trấn Khe Sanh. Với việc giá tiêu hạt đứng ở mức cao như hiện nay, dự báo, diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Theo kế hoạch năm 2015, huyện Hướng Hóa sẽ trồng mới 20 ha hồ tiêu.
Để tránh nguy cơ dịch bệnh phát sinh vì sử dụng nguồn cây giống không bảo đảm chất lượng, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa khuyến cáo
Bà con nông dân cần sử dụng nguồn giống các loại cây trồng có nguồn gốc rõ ràng, chú ý bảo đảm quy trình kỹ thuật trồng tiêu từ khâu chọn giống đến khi ươm trồng. Đ
ặc biệt, không nên ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu bằng mọi giá bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Cây tiêu mang lại thu nhập cao nên nhiều hộ gia đình ở Quảng Trị đang tiếp tục mở rộng diện tích.
Có thể bạn quan tâm
Làm ăn bây giờ mà không hợp tác, liên kết khó có thể thành công! Liên kết ở đây là mối liên kết “4 nhà”, cốt lõi nhất là liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp để ký kết hợp đồng “đầu vào, đầu ra”. Nhiều hợp tác xã (HTX) ở ĐBSCL đã làm được điều này và trở thành những HTX kiểu mới điển hình.
Tuy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Dubai trong năm 2013 còn khiêm tốn, nhưng thị trường này đang mở ra khá nhiều hấp lực với doanh nghiệp Đồng Nai. Hàng hóa khi đã vào được Dubai thì dễ dàng sang các nước Trung Đông, châu Phi.
Năm 2014, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu sẽ được đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng (từ năm 2014 - 2016) với kinh phí hơn 2 tỷ đồng; trong đó, trồng rừng trên đất nuôi tôm hơn 71ha.
Sau chuyến biển xuất hành đầu năm, ngư dân Phan Thiết (Bình Thuận) trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến bãi, bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, mỗi thuyền khai thác ít cũng được vài ba tấn cá, có thuyền lên đến cả chục tấn.
Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn.