Nuôi gà trên đệm lót sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường

Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi gia cầm luôn là nỗi bức xúc đối với các cơ quan chức năng và cả người chăn nuôi.
Để xử lý vấn đề này, năm 2011, Sở KH-CN phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Châu triển khai mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi.
Chị Lê Thị Hồng Nhân chăm sóc đàn gà của gia đình.
Chị Lê Thị Hồng Nhân (ngụ tổ 4, khu phố 4, thị trấn Tân Châu) cho biết, hiện chị nuôi trên 200 con gà thả vườn và đã thực hiện mô hình này được 4 năm.
Trong quá trình thực hiện đã giảm được rất nhiều chi phí, như không phải dọn chuồng hàng ngày, 6 tháng mới dọn thay đệm một lần, chuồng không bị hôi thối; ngoài ra còn giúp gà có thêm độ ấm, ít bị nhiễm bệnh...
Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bằng đệm lót sinh học đã được áp dụng hầu hết trong các hộ gia đình ở huyện Tân Châu.
Khi sử dụng nền đệm lót lên men vi sinh, phân và chất thải được phân hủy thường xuyên, làm cho không khí trong chuồng nuôi sạch sẽ và khô ráo hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà.
Qua theo dõi trong quá trình chăn nuôi, chị Nhân chia sẻ:
Chăn nuôi gà theo mô hình này tốt, khi chất đệm lót bỏ ra chị còn dùng trực tiếp bón cho cây trồng, vì nó đã được phân hủy hoàn toàn không gây mùi hôi thối. Hiện nay, chị đang làm hàng rào xung quanh vườn nhà để tiếp tục mở rộng chăn nuôi với số lượng nhiều hơn.
Chuồng nuôi gà có đệm lót sinh học tạo môi trường khí hậu tốt cho đàn gà.
Chăn nuôi trên đệm lót sinh học đã hạn chế việc ô nhiễm môi trường; sự tác động của các vi sinh vật có ích trong đệm lót lên men đã gây ra sự ức chế và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong chuồng nuôi.
Ngoài những ưu điểm trên, chăn nuôi sử dụng công nghệ đệm lót sinh học còn giúp giảm khoảng 80% công lao động, do trong suốt quá trình nuôi người chăn nuôi không phải dọn chuồng, giảm chi phí tiền điện, tiền mua thuốc thú y, không gây ô nhiễm môi trường chuồng nuôi cũng như môi trường xung quanh.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, năm 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu hụt nghiêm trọng tác động xấu đến Chương trình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) năm 2013. Tuy vậy, nhờ nỗ lực của nông dân và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia, Chương trình đã thành công ngoài mong đợi.

Cho đến nay, cà phê là một trong những cây công nghiệp chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị).

Hiện nay, gừng củ tại các chợ không đủ nguồn hàng để cung cấp cho thị trường. Anh Nguyễn Thanh Tuấn, nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) cho biết: Đang vào thời điểm cuối vụ thu hoạch nên nguồn cung giảm đáng kể khiến giá gừng tăng lên.

Trong 3 năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp (DN) nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản do thị trường xuất khẩu sụt giảm. Thị trường Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi lê cũng làm ngành cá tra điêu đứng.

Tính từ đầu năm đến nay, diện tích tôm thương phẩm toàn tỉnh Ninh Thuận thả nuôi trên 955 ha, trong đó có 900 ha tôm thẻ chân trắng và 55 ha tôm sú. Tuy diện tích thả nuôi chỉ đạt 74% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), tình hình bệnh trên tôm nuôi có xu hướng giảm và giá bán tôm thương phẩm tăng, đây được coi là tín hiệu vui về sự khởi sắc của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng.