Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô đồng

Nuôi Sặc Rằn, Rô Đồng Trong Mương

Nuôi Sặc Rằn, Rô Đồng Trong Mương
Ngày đăng: 08/08/2013

Hai loài cá này nuôi trong mương khóm là loại cá chịu được hàm lượng pH thấp, cá ăn thức ăn tự nhiên và các loại rau, lá non, bèo tấm, bèo dâu, các loại bột, thức ăn tổng hợp... Cá có khả năng chịu được với sự thay đổi bất lợi của môi trường.

Thiết kế mương khóm nuôi cá:

Chọn mương hình chữ nhật có điện tích từ 100m2 trở lên, bề ngang mương từ 2,5-5m thích hợp với mương đất thịt hoặc đất pha cát. Bùn đáy ao từ 15-20 cm.

Cải tạo:

Đối với mương mới nuôi, lượng vôi có thể cao hơn 2-3 lần. Đầu mùa mưa bón vôi thêm trên bờ mương. Mương không có điều kiện tháo cạn, dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp, cá dữ dùng chế phẩm dạng bột như Rotenon, Sapotech. Để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá nên bón phân chuồng đã ủ kỹ với lượng 30kg/100m2 mương và 40kg/100m2 lá xanh.

Thả giống:

Cỡ giống thả 300-400 con/kg, đồng cỡ.

Có 2 hình thức nuôi: Nuôi ghép cá rô đồng với cá sặc rằn hoặc nuôi đơn cá rô đồng hoặc cá sặc rằn theo dạng công nghiệp.

Mật độ thả: Cá sặc rằn có thể thả với mật độ 10-15 con/m2, thả ghép thêm 5-10% rô đồng. Nuôi cá rô đồng là chủ yếu với mật độ 20-30 con/m2, ghép với 5-10% cá sặc rằn.

Thả giống trước 10 giờ sáng hoặc sau 16 giờ chiều. Ngâm bao cá giống vào ao sắp thả cá từ 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ, rồi mở bọc cho cá lội ra ngoài từ từ. Nếu diện tích mương trên 1.000m2 thì dùng lưới bao lại từ 10-20% diện tích mương, thả giống vào để tiện chăm sóc quản lý. Sau 1 tháng mở lưới cho cá ra ngoài.

Cho ăn:

Khâu cho cá ăn và bón phân rất quan trọng. Hàng ngày cho ăn 2 lần, từ 8-9giờ, chiều 16-18 giờ.

Thức ăn có 2 loại: Thức ăn viên, lượng đạm tối thiểu 18-20%.

Thức ăn tự chế, có thể phối trộn từ một số nguyên liệu: Bột cá lạt: 30-40%, cám mịn 40-50%, bột mì, bột gạo 20-30%, Premix 1-2%, trộn đều với một ít nước và nắm thành cục khi cho ăn. Thức ăn nên để trong sàng ăn để kiểm tra được lượng ăn thừa hay thiếu của cá.

Chăm sóc, quản lý:

Đầu mùa mưa hoặc những ngày mưa nhiều nên dùng từ 2-4 kg vôi/100m2 rải đều khắp bờ ao để phòng ao bị phèn từ trên bờ ao cuốn trôi xuống.

Phòng bệnh: Định kỳ hàng tháng chài bắt cá để kiểm tra độ lớn, bệnh…để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Trước khi thả cá nên tắm cá giống bằng nước muối từ 2-3% trong thời gian 5-10 phút hoặc thuốc tím để diệt mầm bệnh.

Thu hoạch: Sau 7-8 tháng nuôi có thể tiến hành thu tỉa. Sau 1 năm nuôi thì tháo cạn, bắt hết. Nên chọn ngày trời mát và thu vào buổi sáng sớm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Sặc Rằn, Rô Đồng Trong Mương Nuôi Sặc Rằn, Rô Đồng Trong Mương

Hai loài cá này nuôi trong mương khóm là loại cá chịu được hàm lượng pH thấp, cá ăn thức ăn tự nhiên và các loại rau, lá non, bèo tấm, bèo dâu, các loại bột, thức ăn tổng hợp... Cá có khả năng chịu được với sự thay đổi bất lợi của môi trường.

08/08/2013
Những Điểm Cần Lưu Ý Khi Nuôi Cá Rô Đồng Những Điểm Cần Lưu Ý Khi Nuôi Cá Rô Đồng

Cá rô đồng nuôi theo hướng công nghiệp là một mô hình được nhiều hộ gia đình thuộc khu vực ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng áp dụng. Vì loại hình vật nuôi này thường mang lại nguồn lợi nhuận khá cao và rủi ro về dịch bệnh không lớn. Nếu người nuôi am tường về con giống, áp dụng tốt kỹ thuật nuôi cũng như quy luật cung cầu cá thịt.

28/08/2013
Phương Thức Nuôi Cá Rô Đồng Phương Thức Nuôi Cá Rô Đồng

I. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ RÔ ĐỒNG Cá Rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Khoa và Hương, 1993; Rainboth, 1996; Long và ctv, 1998; Khánh, 1999). Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Khoa và Hương, 1993).

23/11/2013
Kỹ Thuật Nuôi Sinh Sản Nhân Tạo Cá Rô Đồng Kỹ Thuật Nuôi Sinh Sản Nhân Tạo Cá Rô Đồng

1. Chọn cá làm đàn bố mẹ : Cá bố mẹ có thể được chọn từ cá thương phẩm từ vụ trước, muốn làm cá bố mẹ thì cá ít nhất cũng từ 10 – 12 tháng tuổi. Cá được chọn phải khỏe mạnh, không trầy xước, dị hình, trọng lượng tối thiểu là 50 gr/con.

23/11/2013
Kỹ Thuật Chọn Giống Cá Rô Đồng Kỹ Thuật Chọn Giống Cá Rô Đồng

Hiện nay, các hộ nuôi cá rô đồng ở vùng Đồng Tháp Mười đã dần dần khắc phục vấn đề cốt lõi trong quá trình nuôi, là đã tự sản xuất được con giống.

18/02/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.