Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
Bà Lại Thị Thương, sinh năm 1950, ngụ tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp thành công.
Sau khi được Trạm Thủy sản huyện Tam Nông tận tình hướng dẫn kỹ thuật và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện cho vay vốn, vào đầu tháng 6/2010, bà Thương đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp trong ao.
Bà Thương tiến hành cải tạo 5.000 m2 mặt nước của 3 cái ao cạnh nhà, lên bờ bao, vét đáy ao và làm vệ sinh sạch sẽ bằng 500 kg vôi bột rồi phơi đáy ao. Tiếp đó, bà bơm nước vào trong 3 ao sâu trên 1,2 m và tìm diệt các loại cá lóc, trê, ếch, rắn… rồi để khoảng 3 ngày cho nước có màu xanh của rong - tảo thì thả hơn 1 triệu con cá rô đầu vuông giống (bột) vào ương nuôi.
Bà cho biết: Ba mươi ngày đầu, cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp có nhiều độ đạm dạng bột hiệu AFIEX - An Giang trải đều trên mặt nước ao. Trong ngày, cách 2 giờ cho cá giống ăn 1 lần, có bổ sung thêm trứng nước và những sinh vật phù du sẵn trong môi trường ao ương.
Sau hơn 1 tháng ương và chăm sóc, cá rô đầu vuông giống đã lớn, tiếp tục sử dụng thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm hiệu AFIEX - An Giang và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Bà Thương nói: “Cứ đầu tư 1,3 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá rô đầu vuông thương phẩm! Việc phòng ngừa dịch bệnh cho cá cũng được tôi thực hiện kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ thủy sản huyện”.
Bà Thương còn thường xuyên thay nước ao nuôi cá, chăm sóc đàn cá nuôi thật chu đáo và định kỳ một tháng một lần, bà trộn bổ sung vitamin C trong thức ăn nhằm tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng nhanh. Sau gần 4 tháng nuôi cá đạt trọng lượng bình quân 6 con/kg, bà cho tát ao và thu hoạch được tổng sản lượng hơn 28 tấn cá thương phẩm, bán giá 31.000 đồng/kg, thu gần 900 triệu đồng.
Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, công chăm sóc và thanh toán vốn - lãi cho Ngân hàng, còn lãi hơn 250 triệu đồng. Bà Lại Thị Thương bày tỏ: “Nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp hiệu AFIEX - Angiang (loại 240 V và 230 V) tuy chi phí đầu tư cao, nhưng bù lại cá tăng trọng nhanh, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, thời gian nuôi ngắn và phẩm chất thịt cá thơm - ngon, bán được giá cao…
Người nuôi chỉ cần có nguồn nước sạch, cho ăn đầy đủ, chăm sóc - phòng ngừa bệnh cho cá đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật".
Với kết quả nêu trên, bà Lại Thị Thương đang tiếp tục ương nuôi hơn 1,2 triệu con cá rô đầu vuông giống trong 10 cái ao cạnh nhà. Nhiều bà con đang tìm đến học cách làm này. Ông Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết: “Nuôi cá rô đầu vuông ở huyện Tam Nông bước đầu đã cho lợi nhuận khá hấp dẫn. Tuy nhiên, điều băn khoăn nhất hiện nay là giá thức ăn công nghiệp cho cá tăng cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định".
Có thể bạn quan tâm
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ RÔ ĐỒNG Cá Rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Khoa và Hương, 1993; Rainboth, 1996; Long và ctv, 1998; Khánh, 1999). Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Khoa và Hương, 1993).
1. Chọn cá làm đàn bố mẹ : Cá bố mẹ có thể được chọn từ cá thương phẩm từ vụ trước, muốn làm cá bố mẹ thì cá ít nhất cũng từ 10 – 12 tháng tuổi. Cá được chọn phải khỏe mạnh, không trầy xước, dị hình, trọng lượng tối thiểu là 50 gr/con.
Hiện nay, các hộ nuôi cá rô đồng ở vùng Đồng Tháp Mười đã dần dần khắc phục vấn đề cốt lõi trong quá trình nuôi, là đã tự sản xuất được con giống.
Cá rô đồng nuôi theo hướng công nghiệp là một mô hình được nhiều hộ gia đình thuộc khu vực ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng áp dụng. Vì loại hình vật nuôi này thường mang lại nguồn lợi nhuận khá cao và rủi ro về dịch bệnh không lớn. Nếu người nuôi am tường về con giống, áp dụng tốt kỹ thuật nuôi cũng như quy luật cung cầu cá thịt.
Bà Lại Thị Thương, sinh năm 1950, ngụ tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp thành công.