Home / Cá nước ngọt / Cá rô đồng

Nuôi Sặc Rằn, Rô Đồng Trong Mương

Nuôi Sặc Rằn, Rô Đồng Trong Mương
Publish date: Thursday. August 8th, 2013

Hai loài cá này nuôi trong mương khóm là loại cá chịu được hàm lượng pH thấp, cá ăn thức ăn tự nhiên và các loại rau, lá non, bèo tấm, bèo dâu, các loại bột, thức ăn tổng hợp... Cá có khả năng chịu được với sự thay đổi bất lợi của môi trường.

Thiết kế mương khóm nuôi cá:

Chọn mương hình chữ nhật có điện tích từ 100m2 trở lên, bề ngang mương từ 2,5-5m thích hợp với mương đất thịt hoặc đất pha cát. Bùn đáy ao từ 15-20 cm.

Cải tạo:

Đối với mương mới nuôi, lượng vôi có thể cao hơn 2-3 lần. Đầu mùa mưa bón vôi thêm trên bờ mương. Mương không có điều kiện tháo cạn, dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp, cá dữ dùng chế phẩm dạng bột như Rotenon, Sapotech. Để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá nên bón phân chuồng đã ủ kỹ với lượng 30kg/100m2 mương và 40kg/100m2 lá xanh.

Thả giống:

Cỡ giống thả 300-400 con/kg, đồng cỡ.

Có 2 hình thức nuôi: Nuôi ghép cá rô đồng với cá sặc rằn hoặc nuôi đơn cá rô đồng hoặc cá sặc rằn theo dạng công nghiệp.

Mật độ thả: Cá sặc rằn có thể thả với mật độ 10-15 con/m2, thả ghép thêm 5-10% rô đồng. Nuôi cá rô đồng là chủ yếu với mật độ 20-30 con/m2, ghép với 5-10% cá sặc rằn.

Thả giống trước 10 giờ sáng hoặc sau 16 giờ chiều. Ngâm bao cá giống vào ao sắp thả cá từ 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ, rồi mở bọc cho cá lội ra ngoài từ từ. Nếu diện tích mương trên 1.000m2 thì dùng lưới bao lại từ 10-20% diện tích mương, thả giống vào để tiện chăm sóc quản lý. Sau 1 tháng mở lưới cho cá ra ngoài.

Cho ăn:

Khâu cho cá ăn và bón phân rất quan trọng. Hàng ngày cho ăn 2 lần, từ 8-9giờ, chiều 16-18 giờ.

Thức ăn có 2 loại: Thức ăn viên, lượng đạm tối thiểu 18-20%.

Thức ăn tự chế, có thể phối trộn từ một số nguyên liệu: Bột cá lạt: 30-40%, cám mịn 40-50%, bột mì, bột gạo 20-30%, Premix 1-2%, trộn đều với một ít nước và nắm thành cục khi cho ăn. Thức ăn nên để trong sàng ăn để kiểm tra được lượng ăn thừa hay thiếu của cá.

Chăm sóc, quản lý:

Đầu mùa mưa hoặc những ngày mưa nhiều nên dùng từ 2-4 kg vôi/100m2 rải đều khắp bờ ao để phòng ao bị phèn từ trên bờ ao cuốn trôi xuống.

Phòng bệnh: Định kỳ hàng tháng chài bắt cá để kiểm tra độ lớn, bệnh…để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Trước khi thả cá nên tắm cá giống bằng nước muối từ 2-3% trong thời gian 5-10 phút hoặc thuốc tím để diệt mầm bệnh.

Thu hoạch: Sau 7-8 tháng nuôi có thể tiến hành thu tỉa. Sau 1 năm nuôi thì tháo cạn, bắt hết. Nên chọn ngày trời mát và thu vào buổi sáng sớm.


Related news

Điều trị bệnh nấm nhớt trên cá rô đồng Điều trị bệnh nấm nhớt trên cá rô đồng

Vào cuối vụ nuôi, cá rô đồng thường xuất hiện bệnh nấm nhớt làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm và hiệu quả kinh tế.

Thursday. March 31st, 2016
Axit omega-6 có thể dẫn đến làm yếu bộ xương của cá Axit omega-6 có thể dẫn đến làm yếu bộ xương của cá

Thí nghiệm trên cá mú vằn (zebrafish) cho thấy một lượng quá nhiều axit béo omega-6 có thể gây rối loạn sự cân bằng mỏng manh giữa sự hình thành và phân hủy xương là điều cần thiết cho sự phát triển của một bộ xương khỏe mạnh. Cả hai quá trình diễn ra liên tục và cả hai đều cần thiết cho xương phát triển bình thường và tối ưu.

Tuesday. May 10th, 2016
Một số bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi Một số bệnh ký sinh trùng trên cá nuôi

Bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi bao gồm: Bệnh do trùng mỏ neo, rận cá, nấm thủy my, trùng bánh xe, bệnh do bào tử trùng

Saturday. September 23rd, 2017
Cá rô đồng thịt thơm ngon nuôi thương phẩm trong ao đất cho 'một vốn bốn lời' Cá rô đồng thịt thơm ngon nuôi thương phẩm trong ao đất cho 'một vốn bốn lời'

Cá rô đồng là loại cá được nhiều người ưa chuộng vì thịt ngọt thơm. Loài cá này dễ nuôi, nhất là ở trong ao đất cá phát triển rất nhanh.

Thursday. January 11th, 2018
Kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông nhanh lớn, người nông dân lãi tiền tỷ Kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông nhanh lớn, người nông dân lãi tiền tỷ

Cá rô đầu vuông có kích thước lớn gấp nhiều lần so với cá rô đồng bình thường, loài cá này nhanh lớn nên cho năng suất cao.

Thursday. January 11th, 2018