Kỹ Thuật Chọn Giống Cá Rô Đồng
Hiện nay, các hộ nuôi cá rô đồng ở vùng Đồng Tháp Mười đã dần dần khắc phục vấn đề cốt lõi trong quá trình nuôi, là đã tự sản xuất được con giống.
Tuy nhiên thực tế trong chăn nuôi, thỉnh thoảng bà con cũng còn mắc phải một số trục trặc. Chúng tôi đã trao đổi với Kỹ sư Phạm Phú Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm thủy sản Long An (TTTS. LA) xung quanh việc nhân giống cá rô đồng:
Cá rô đồng là loài cá bản địa có cơ quan hô hấp phụ, là loài cá ăn tạp. Do đó rất dễ nuôi, có thể nuôi ở mật độ cao. Hiện nay, kỹ thuật nuôi cá rô đồng thâm canh đã được TTTS LA chuyển giao đến tận nông dân. Về kỹ thuật nuôi thì nông dân đã áp dụng tương đối bài bản. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa năng suất, hiệu quả trong quá trình thâm canh trong thời gian tới thì chúng tôi lưu ý một số vấn đề sau đây:
1- Nên chọn cá bố mẹ có trọng lượng từ 70 - 100 gam, không nên chọn những cá quá nhỏ cũng như quá lớn. Đặc biệt là cần quan tâm những con đực từ trong hoang dã và có kích thước tương đối lớn.
2- Các hộ sản xuất giống cần quan tâm đến việc hoán đổi đàn bố mẹ, để tránh hiện tượng cận huyết.
3- Trong quá trình ương từ bột lên giống, cần loại thải những cá thể nhỏ, chỉ chừa lại từ 40 - 50% số cá vượt đàn để đưa vào nuôi thương phẩm. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khoa học và hiệu quả để loại dần những cá thể đực ngay từ khi chọn going.
Có thể bạn quan tâm
Cá rô đồng nuôi theo hướng công nghiệp là một mô hình được nhiều hộ gia đình thuộc khu vực ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng áp dụng. Vì loại hình vật nuôi này thường mang lại nguồn lợi nhuận khá cao và rủi ro về dịch bệnh không lớn. Nếu người nuôi am tường về con giống, áp dụng tốt kỹ thuật nuôi cũng như quy luật cung cầu cá thịt.
Bà Lại Thị Thương, sinh năm 1950, ngụ tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp thành công.
Cá rô đồng là loài thuỷ sản nước ngọt rất phổ biến trong ao, hồ, đầm lầy, sông, ngòi, đồng ruộng ngập nước tự nhiên; là nguồn thực phẩm ưa thích của nhiều người.
Ông Phạm Văn Đông, sinh năm 1952, ở ấp Mỹ Tường B, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Gia đình ông có 1.350m2 ao. Từ lúc được học lớp huấn luyện kỹ thuật sinh sản nhân tạo, ương nuôi cá rô đồng do Trung tâm khuyến ngư Tiền Giang tổ chức tháng 3/2007, ông bắt tay nuôi cá rô đồng.
Cá rô đồng hiện đang được nuôi khá phổ biến ở ĐBSCL. Nguồn giống hiện nay chủ yếu do các trung tâm giống sử dụng phương pháp sinh sản nhân tạo cung cấp.