Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô đồng

Về Sáng Kiến Nuôi Thâm Canh Cá Rô Đồng Trong Ao, Sử Dụng Hợp Lý Thức Ăn

Về Sáng Kiến Nuôi Thâm Canh Cá Rô Đồng Trong Ao, Sử Dụng Hợp Lý Thức Ăn
Ngày đăng: 08/03/2014

Cá rô đồng là loài thuỷ sản nước ngọt rất phổ biến trong ao, hồ, đầm lầy, sông, ngòi, đồng ruộng ngập nước tự nhiên; là nguồn thực phẩm ưa thích của nhiều người.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là đối với khách du lịch mỗi khi đến Ninh Bình, đối tượng thuỷ sản này đã được đưa vào nuôi thả với các hình thức khác nhau: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến… Thực tế cũng cho thấy, nuôi theo phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến không cho phép thả mật độ cao, nên năng suất và sản lượng cá thấp.

Nuôi theo phương pháp thâm canh, thả với mật độ cao, sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp chi phí sẽ lớn và hiệu quả kinh tế không cao. Đặc điểm chung của cá rô đồng là sức chịu đựng tốt, phàm ăn, lớn nhanh…, nhưng nếu nuôi không hợp lý sẽ cho năng suất, hiệu quả kinh tế thấp.

Khắc phục tình trạng này, kỹ sư Trần Văn Bách (Chi cục Thuỷ sản - Sở Nông nghiệp & PTNT) đã có sáng kiến: Nuôi thâm canh cá rô đồng trong ao, sử dụng hợp lý thức ăn công nghiệp và tự chế. Trong các năm 2008, 2009, sáng kiến đã được triển khai thực hiện tại xóm 2 (Khánh Thành, Yên Khánh), thị trấn Me (Gia Viễn) với việc kết hợp sử dụng 2 loại thức ăn: 70% từ những sản phẩm nông nghiệp (cám, ngô, bột đậu nành, cá tạp, ốc bươu vàng…); 30% là thức ăn công nghiệp. Ao nuôi có diện tích từ 500 - 1.000 m2; mật độ thả 25 - 30 con/m2, cỡ giống thả 2,5 - 3 cm/con; mực nước ao nuôi 1,5 - 2 m; thời gian thả vào tháng 3 và thu hoạch vào tháng 8.

Về chế độ chăm sóc: Thời gian đầu khi cá còn nhỏ, cho ăn kết hợp thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 30 - 35% và bột đậu tương nghiền nhỏ. Giai đoạn cá được 2 - 3 tháng, cho ăn chủ yếu bằng thức ăn tự chế với thành phần chính là cám gạo, bột ngô, cá tạp, ốc bươu vàng… nấu chín.

Ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Thường xuyên theo dõi, quản lý môi trường ao, để có biện pháp xử lý kịp thời, mỗi tháng bổ sung nước vào ao từ 2 - 3 lần.

Qua theo dõi cho thấy: Việc nuôi thả thuỷ sản thì chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong chi phí cho sản xuất và là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế.

Năng suất, sản lượng cá vẫn ngang bằng so với điểm ao nuôi sử dụng 100% thức ăn công nghiệp (ao nuôi đối chứng), song chi phí cho thức ăn nuôi giảm từ 36 - 42%; tổng số tiền làm lợi khoảng 140 triệu đồng/ha, so với đối chứng.

Vốn đầu tư không cao, kỹ thuật không phức tạp, dễ vận dụng và ứng dụng nhanh ra diện rộng. Sản phẩm sạch, không độc hại, đảm bảo an toàn vệ sinh thuỷ sản; tạo công việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

Ông Nguyễn Đình Nguyên ở thị trấn Me (Gia Viễn) đã áp dụng sáng kiến nuôi cá rô đồng trong ao nhà diện tích 1.000 m2. Kết quả thu hoạch được khoảng 1,5 tấn; lợi nhuận đạt 15 triệu đồng, tương đương 150 triệu đồng/ha.

Với những kết quả và hiệu quả như vậy, nên đề tài đã được hội đồng KHKT tỉnh công nhận là sáng kiến cấp tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm

Diện tích ao mương nuôi Cá rô đồng từ 100 m2-2.000 m2 mức nước ao sâu trung bình 1,5m, ao nuôi liền với nguồn nước không bị nhiễm các chất độc nông dượccung suốt thời gian nuôi

11/02/2011
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng

Cá Rô là loài cá ăn tạp, lớn nhanh và ít bệnh. Diện tích ao ương từ 300-1000 m2, có cống chủ động cấp, thoát nước khi cần. Chiều sâu mực nước trong ao từ 1,2-1,5m, mặt ao thoáng để không ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu vào nước tạo điều kiện cho vi sinh vật trong nước phát triển

11/02/2011
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Rô Đồng Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Rô Đồng

- Bệnh nấm thủy mi gây tác hại lớn đối với nhiều loài cá nuôi ở giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ xuống thấp (18 - 200C), đặc biệt khi cá bị xây xát (do đánh bắt hoặc vận chuyển)

03/01/2011
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Trong Ao Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Trong Ao

Cá rô đồng là loài cá sống tự nhiên và rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá sống được trong điều kiện môi trường nước xấu mà một số loài cá khác không thể sống được.

11/02/2011
Phòng Trị Bệnh Cho Cá Rô Đồng Phòng Trị Bệnh Cho Cá Rô Đồng

Hiện nay, phong trào nuôi cá rô đồng ở ĐBSCL phát triển khá mạnh, cá rô đồng có chất lượng thịt cao nên bán rất có giá và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi các loại cá khác.

05/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.