Nuôi gà an toàn sinh học
Cuối năm 2013, nhận thấy giá cao su biến động đi xuống và ở mức thấp có thể kéo dài trong nhiều năm nên gia đình ông Chu Văn Lưu (ấp 2, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, Bình Phước) đã chuyển một phần diện tích sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà thả vườn.
Bước đầu, ông Lưu đầu tư chăn nuôi 1.000 con gà thả vườn, sau hơn 3 tháng xuất chuồng với trọng lượng bình quân 1,5 - 1,7 kg/con, bán với giá 72.000 - 75.000 đồng/kg.
Dù giá bán cao nhưng sau khi trừ hết chi phí thì lợi nhuận không đáng kể do tỷ lệ hao hụt cao (trên 15%).
Sau đó gia đình ông tiếp tục đầu tư nuôi mở rộng quy mô lên 2.000 con và cho kết quả tương tự.
Việc chăn nuôi gà bước đầu đã không đưa đến thành công cho gia đình ông Lưu như mong đợi.
Không nản lòng, ông Lưu tiếp tục đúc rút kinh nghiệm, tìm hiểu, học hỏi và ứng dụng KHKT để giảm hao hụt, tăng chất lượng gà thịt và sử dụng hiệu quả hơn thức ăn chăn nuôi.
Cơ hội đến với ông vào tháng 10/2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Phước phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Chơn Thành tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học” trong thời gian 3 ngày tại thị trấn Chơn Thành và ông là người được tham dự.
Chính những bài học, kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, phòng trị bệnh và biện pháp chăn nuôi gà an toàn sinh học, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng do TS Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các kỹ sư thuộc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước chia sẻ, truyền đạt đã được ông ghi nhớ và ứng dụng triệt để vào chăn nuôi tại gia đình mình.
Từ đó đến nay, gia đình ông Lưu đã nuôi gà gặt hái từ thành công này đến thành công khác với lợi nhuận hàng năm trên 150 triệu đồng, với quy mô 3.000 con/lứa (mỗi năm xuất 3 lứa).
Từ thành công này, gia đình ông Lưu đang tiếp tục xây dựng thêm chuồng trại để mở rộng quy mô lên 5.000 con/lứa.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước, các hộ chăn nuôi an toàn sinh học sau khi gặt hái được thành công đã tự nguyện quay trở lại chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ xung quanh, giúp nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn hiệu quả trên diện rộng.
Theo ông Lưu, nhờ áp dụng tốt các kiến thức thu được từ lớp tập huấn “Kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học” như kiến thức về các nguy cơ và biện pháp chăn nuôi an toàn, cách phòng và trị bệnh, nuôi không ô nhiễm do sử dụng đệm lót sinh học Balasa N01, cho ăn thức ăn bằng ủ men vi sinh hoạt tính, làm sạch hệ thống dẫn nước bằng Hydrocare… nên chăn nuôi gà có tỷ lệ chết và hao hụt thấp (dưới 6%).
Đàn gà luôn phát triển khỏe mạnh, chất lượng thơm ngon nên được thương lái và người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn và thường mua với giá cao hơn thị trường 5.000 - 7.000 đồng/kg.
Ngoài ông Lưu, nhiều hộ chăn nuôi gà khác trên địa bàn như ông Phạm Trung Kiên (xã Minh Thành), ông Đoàn Ngọc Cường (xã Thành Tâm)… đã rất thành công nhờ áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Điều này đã cho thấy công tác tập huấn và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân là rất cần thiết và có tác động rất lớn đến người chăn nuôi.
Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp nông dân kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi mà tạo động lực, cơ hội phát triển chăn nuôi gà bền vững, không gây ô nhiễm ở nhiều hộ gia đình, nhiều địa phương.
Đặc biệt, chăn nuôi an toàn sinh học đã giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu, tạo việc làm ổn định, bền vững trên chính mảnh đất mình sinh sống.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.
Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chính sách tạm trữ lúa gạo là giải pháp tình thế mà Chính phủ thực hiện để đảm bảo nông dân có lãi 30% nhờ trồng lúa. Giá thành lúa gạo ĐBSCL vụ Hè Thu năm nay là 4.114 đồng/1kg và sau khi Chính phủ tổ chức mua tạm trữ thì trong nhiều tháng liền giá lúa đã cao hơn giá tối thiểu ở mức 5.350 đồng/kg, hiện nay là 5.600-5.800 đồng/kg.
Đối với người nông dân vất vả “một nắng hai sương” thì không có niềm vui nào hơn là niềm vui được mùa. Tuy nhiên, thay vì niềm vui bội thu như các vụ trước thì vụ thu đông này, nông dân xã Bình Lư (huyện Tam Đường - Lai Châu) đang phải lao đao bởi cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường, thậm chí xanh tốt, song đến kỳ thu hoạch lại không có hạt.
Vụ Đông xuân này ở Châu Thành A (Hậu Giang) sẽ thực hiện thí điểm với diện tích nhỏ, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ở vụ Hè thu. Theo đó, những nơi đất gò, đất manh trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển sang trồng bắp