Bình Thuận Khuyến Khích Ngư Dân Khai Thác Hải Sản Xa Bờ
Tỉnh Bình Thuận chủ trương khuyến khích ngư dân đầu tư đóng thuyền công suất lớn, khai thác xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần, chế biến hải sản trên biển.
Đồng thời nhân rộng các mô hình như tổ tàu thuyền đoàn kết, nghiệp đoàn tàu cá, để liên kết giúp nhau đánh bắt, khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển. Tỉnh cũng chủ trương kết hợp khai thác với đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư trường.
Nhằm nâng cao năng lực tàu thuyền khai thác xa bờ, ba năm qua, ngư dân trong tỉnh đã huy động các nguồn vốn, đầu tư hơn 300 tỷ đồng, đóng mới tàu công suất lớn; gần 700 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa 2.000 tàu công suất 90 CV trở lên.
Hiện nay, Bình Thuận có hơn 7.500 tàu, thuyền khai thác hải sản; riêng huyện đảo Phú Quý có gần 1.120 tàu, thuyền với 6.050 lao động chuyên đánh bắt và làm dịch vụ thu mua hải sản. Trong sáu tháng đầu năm, sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh đạt 78.748 tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng đạt 6.487 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Hơn 10 ngày trở lại đây, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn hai huyện Cần Đước, Long An có số lượng tôm thẻ chết hàng loạt khiến hơn 30% diện tích nuôi tôm của hai huyện này tạm thời bị bỏ không, thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng.
Chế biến hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Hải Long (TP.Vũng Tàu)
Năm 2011 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn nái Móng Cái tại xã Quân Bình và Cẩm Giàng. Qua đánh giá cho thấy mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực.
Một loại chế phẩm vi sinh mới dùng để xử lý phế thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ đã được Viện Công nghệ môi trường (Viện KH - CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công
ĐBSCL đang u ám với mùa tôm năm 2012 bị dịch bệnh hoành hành gây thiệt hại lớn, PV Tiền Phong đi một vòng qua những nơi nuôi tôm nổi tiếng.