Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi gà an toàn sinh học

Nuôi gà an toàn sinh học
Publish date: Wednesday. November 18th, 2015

Cuối năm 2013, nhận thấy giá cao su biến động đi xuống và ở mức thấp có thể kéo dài trong nhiều năm nên gia đình ông Chu Văn Lưu (ấp 2, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, Bình Phước) đã chuyển một phần diện tích sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà thả vườn.

Bước đầu, ông Lưu đầu tư chăn nuôi 1.000 con gà thả vườn, sau hơn 3 tháng xuất chuồng với trọng lượng bình quân 1,5 - 1,7 kg/con, bán với giá 72.000 - 75.000 đồng/kg.

Dù giá bán cao nhưng sau khi trừ hết chi phí thì lợi nhuận không đáng kể do tỷ lệ hao hụt cao (trên 15%).

Sau đó gia đình ông tiếp tục đầu tư nuôi mở rộng quy mô lên 2.000 con và cho kết quả tương tự.

Việc chăn nuôi gà bước đầu đã không đưa đến thành công cho gia đình ông Lưu như mong đợi.

Không nản lòng, ông Lưu tiếp tục đúc rút kinh nghiệm, tìm hiểu, học hỏi và ứng dụng KHKT để giảm hao hụt, tăng chất lượng gà thịt và sử dụng hiệu quả hơn thức ăn chăn nuôi.

Cơ hội đến với ông vào tháng 10/2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Phước phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Chơn Thành tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học” trong thời gian 3 ngày tại thị trấn Chơn Thành và ông là người được tham dự.

Chính những bài học, kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, phòng trị bệnh và biện pháp chăn nuôi gà an toàn sinh học, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng do TS Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các kỹ sư thuộc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước chia sẻ, truyền đạt đã được ông ghi nhớ và ứng dụng triệt để vào chăn nuôi tại gia đình mình.

Từ đó đến nay, gia đình ông Lưu đã nuôi gà gặt hái từ thành công này đến thành công khác với lợi nhuận hàng năm trên 150 triệu đồng, với quy mô 3.000 con/lứa (mỗi năm xuất 3 lứa).

Từ thành công này, gia đình ông Lưu đang tiếp tục xây dựng thêm chuồng trại để mở rộng quy mô lên 5.000 con/lứa.

Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước, các hộ chăn nuôi an toàn sinh học sau khi gặt hái được thành công đã tự nguyện quay trở lại chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ xung quanh, giúp nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn hiệu quả trên diện rộng.

Theo ông Lưu, nhờ áp dụng tốt các kiến thức thu được từ lớp tập huấn “Kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học” như kiến thức về các nguy cơ và biện pháp chăn nuôi an toàn, cách phòng và trị bệnh, nuôi không ô nhiễm do sử dụng đệm lót sinh học Balasa N01, cho ăn thức ăn bằng ủ men vi sinh hoạt tính, làm sạch hệ thống dẫn nước bằng Hydrocare… nên chăn nuôi gà có tỷ lệ chết và hao hụt thấp (dưới 6%).

Đàn gà luôn phát triển khỏe mạnh, chất lượng thơm ngon nên được thương lái và người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn và thường mua với giá cao hơn thị trường 5.000 - 7.000 đồng/kg.

Ngoài ông Lưu, nhiều hộ chăn nuôi gà khác trên địa bàn như ông Phạm Trung Kiên (xã Minh Thành), ông Đoàn Ngọc Cường (xã Thành Tâm)… đã rất thành công nhờ áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Điều này đã cho thấy công tác tập huấn và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân là rất cần thiết và có tác động rất lớn đến người chăn nuôi.

Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp nông dân kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi mà tạo động lực, cơ hội phát triển chăn nuôi gà bền vững, không gây ô nhiễm ở nhiều hộ gia đình, nhiều địa phương.

Đặc biệt, chăn nuôi an toàn sinh học đã giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu, tạo việc làm ổn định, bền vững trên chính mảnh đất mình sinh sống.


Related news

Kiên Giang Tìm Hiểu Lí Do Trung Quốc Tung Tiền, Lùng Mua Con Banh Lông Kiên Giang Tìm Hiểu Lí Do Trung Quốc Tung Tiền, Lùng Mua Con Banh Lông

Phó chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa ký văn bản chỉ đạo Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng thanh tra sở kiểm tra, báo cáo về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua con banh lông trên địa bàn tỉnh này.

Monday. May 26th, 2014
Sau 3 Năm Áp Dụng Thí Điểm Mô Hình Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả, Nhưng Khó Nhân Rộng Sau 3 Năm Áp Dụng Thí Điểm Mô Hình Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả, Nhưng Khó Nhân Rộng

Việc áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi đang đem lại nhiều hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp lợn tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này đang gặp nhiều khó khăn.

Monday. May 26th, 2014
Vươn Lên Làm Giàu Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Vật Nuôi Vươn Lên Làm Giàu Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Vật Nuôi

Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.

Monday. May 26th, 2014
Đồng Tháp Triển Khai Mô Hình Tiêu Chuẩn GlobalGap Cá Điêu Hồng Đồng Tháp Triển Khai Mô Hình Tiêu Chuẩn GlobalGap Cá Điêu Hồng

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp tổ chức triển khai mô hình tiêu chuẩn GlobalGap cá Điêu Hồng. Có 20 hộ dân đang thả nuôi trên 50 lồng bè thuộc Hợp tác xã cá điêu hồng xã Bình Thạnh tham dự.

Tuesday. May 27th, 2014
Người Nuôi Tôm Gặp Khó Người Nuôi Tôm Gặp Khó

Thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân khiến cho hàng loạt đầm nuôi tôm công nghiệp vùng Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết ngay từ đầu vụ thả. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở các địa phương này đang đối mặt với nguy cơ trắng tay do dịch bệnh. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn một cách đồng bộ, dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng...

Tuesday. May 27th, 2014