Trà Vinh Sẽ Đáp Ứng Hơn 50% Nhu Cầu Tôm Giống Đến Năm 2015
Năm 2015 Trà Vinh sẽ sản xuất hơn 2,6 tỷ con giống tôm sú và tôm chân trắng, đáp ứng 53,1% nhu cầu thả nuôi.
Theo TTXVN, trước tình trạng chất lượng con tôm giống chưa được kiểm soát tốt, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tỉnh gấp rút triển khai chương trình quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản tập trung đến năm 2020.
Theo đó, năm 2015 Trà Vinh sẽ sản xuất hơn 2,6 tỷ con giống tôm sú và tôm chân trắng, đáp ứng 53,1% nhu cầu thả nuôi. Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ sản xuất con giống tôm sú và tôm chân trắng đạt 96,4% nhu cầu thả nuôi của tỉnh.
Ông Lê Tân Thới, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản tỉnh Trà Vinh cho biết, toàn tỉnh có 98 cơ sở tôm giống nhưng chỉ sản xuất giống tôm sú, đáp ứng được khoảng 32% nhu cầu thả nuôi, còn tôm chân trắng phải nhập từ các tỉnh khác với giá khá cao do chi phí vận chuyển, hao hụt…
Trong khi đó, chất lượng con tôm chân trắng giống lại rất khó kiểm soát. Nhiều cơ sở, thương lái nhập nguồn tôm giống ngoài tỉnh luôn tìm mọi cách né tránh sự kiểm soát của Trạm kiểm dịch động vật thủy sản. Số lượng tôm chân trắng thả nuôi được kiểm dịch chỉ chiếm khoảng 34%.
Nhiều hộ nuôi tôm này thả giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch. Đây là nguyên nhân chính làm lây lan dịch bệnh trên tôm chân trắng, gây thiệt hại cho người nuôi.
Từ đầu năm 2014 đến nay, các hộ nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh liên tục bị thiệt hại. Trong số hơn 8.000 hộ thả nuôi hơn 1,5 tỷ con tôm chân trắng trên diện tích gần 4.000 ha, có hơn 1.600 hộ bị thiệt hại khoảng 320 triệu con giống, chiếm hơn 20% số lượng tôm chân trắng thả nuôi.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, nguyên nhân tôm chân trắng chết phần lớn là do chất lượng con giống kém.
Có thể bạn quan tâm
Giảm công lao động, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập, tiêu thụ dễ dàng là những ưu điểm của phương thức sản xuất muối trải bạt được diêm dân trong tỉnh ứng dụng gần đây.
Không chỉ sản phẩm từ các thương hiệu lớn của Nhật và các nước châu Âu vốn đã khẳng định vị thế, mà các tên tuổi đến từ các nước ASEAN cũng đang “đổ bộ” mạnh mẽ vào thị trường Việt.
Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã ưu tiên chọn ba giống lúa gồm Jasmine, lúa thơm và nếp đặc sản để xây dựng thương hiệu.
Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn diễn ra tràn lan do các biện pháp chế tài chưa đủ nghiêm, thậm chí ít nhiều còn dung dưỡng cho các hành vi phạm pháp, theo thông tin từ một cuộc gặp gỡ báo chí ở Đồng Nai ngày 22-10.
Sắp tới trên địa bàn TPHCM sẽ xuất hiện một thương hiệu sữa mới là Sữa tươi Củ Chi của Hợp tác xã sản xuất – chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội, Củ Chi, TPHCM.