Trà Vinh Lắp Đặt Hệ Thống Liên Lạc Từ Năng Lượng Mặt Trời Cho Tàu Cá
Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa quyết định chi ngân sách hơn 690 triệu đồng lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc bằng nguồn năng lượng mặt trời trên tàu cá.
Đây là chương trình nhằm nâng cao tính hiệu quả thông tin liên lạc, sản xuất trên biển, giúp ngư dân tránh được những tai nạn về thiên tai, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Dự án sẽ lắp đặt 15 hệ thống thông tin liên lạc cho 15 tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển. Hệ thống này được kết nối với trạm thông tin liên lạc tàu cá của tỉnh.
Mỗi hệ thống thông tin liên lạc này gồm 2 tấm pin năng lượng mặt trời có công suất 180W, sử dụng công nghệ mono được chế tạo với 5 lớp vững chắc cùng các thiết bị khác như module, khung giá lắp tấm pin, bộ điều khiển nạp năng lượng, bình ắcquy khô kín khí; tủ chứa bộ điều khiển…
Hệ thống liên thông tin liên lạc này chống chịu tốt với khí hậu biển nhờ kỹ thuật mạ kẽm nhúng nóng.
Năm 2013, Trà Vinh đã thực hiện Quyết định 459/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm hỗ trợ toàn bộ kinh phí lắp đặt máy thu trực canh (SSB) trên tàu khai thác thủy sản cho ngư dân (SSB) thuộc diện hộ nghèo, người có tàu chìm, hư hỏng nặng do thiên tai hoặc bị tai nạn khác khôi phục lại sản xuất với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.
Trà Vinh hiện đã thành lập được 39 tổ hợp tác khai thác hải sản đánh bắt vùng xa khơi, làm các loại nghề, như câu, lưới rê, lưới kéo (cào)...
Các tổ hợp tác khai thác hải sản đã hoạt động rất có hiệu quả trong việc cứu hộ, cứu nạn tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất trên biển; tránh được một số bất cập như tình trạng giành giật ngư trường, lao động giữa các tàu thuyền.
Các tổ hợp tác còn hỗ trợ nhau khi có sự cố, như lai dắt, tìm kiếm phương tiện và ngư cụ đánh bắt khi bị mất, trao đổi thông tin về ngư trường, thị trường giá cả...
Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất của các thành viên tổ hợp tác được nâng cao, tăng thêm thu nhập của người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.
Từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ áp dụng mô hình nuôi cá lóc mà anh Thái Văn Luông (39 tuổi, ngụ ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang) đã khá lên. Có được sự thành công ban đầu, anh mua đất đầu tư mở rộng mô hình ương nuôi cá lóc giống cũng mang lại hiệu quả cao.
Một trong những giải pháp để hình thành cánh đồng mẫu lớn là sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học). Thế nhưng từ cách làm theo kiểu “cắm biển, ghi tên” ở 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định mà chúng tôi đã phản ánh, thì mối liên kết ấy hầu như không có gì, nếu có thì cũng rất sơ sài, lỏng lẻo.
Việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu ở khu vực ĐBSCL đã triển khai từ 15.6, nhưng 4 ngày qua giá lúa vẫn không tăng, nông dân vẫn chưa được hưởng lợi...
Ngày 18-6, Liên minh Châu Âu (EU) cam kết tài trợ vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) cho Việt Nam trong năm 2013 là 743 triệu Euro (tương đương 965 triệu USD).