Nông Dân Trà Vinh Lỗ Nặng Vì Bắp Ít Hạt, Không Người Mua
Trước khi đầu tư trồng, nông dân được công ty cung cấp giống quảng cáo là bắp có hạt dẻo, ngọt, rất được người tiêu dùng chuộng.
Trái với lời giới thiệu của nhà phân phối là Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, sau hơn 2 tháng đầu tư, chăm sóc hàng trăm hộ dân trồng bắp nếp lai ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh chỉ thu được đám bắp vụn, không ai mua, bị lỗ nặng.
Đây là giống bắp nếp F1 AG 500 được nhà phân phối quảng cáo là có hạt dẻo, ngọt rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên đến ngày thu hoạch, bắp cho trái rất nhỏ, ít hạt và cứng nên không ai mua, hoặc có người mua cho bò ăn chỉ với giá vài trăm ngàn đồng/ha, trong khi vốn đầu tư trên 12 triệu đồng/ha, chưa kể công chăm sóc.
Theo thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, hiện trên địa bàn có trên 160 hộ nông dân trồng giống bắp này, tổng diện tích trên 70 ha.
Địa phương đang yêu cầu nhà phân phối bắp giống AG 500 đến kiểm tra, xác minh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các hộ trồng bắp bị thiệt hại. Ông Trương Thanh Đệ, Phó Phòng NN-PTNT huyện Cầu Kè cho biết: “Trước tình hình người sử dụng giống bắp AG 500 do Công ty bảo vệ thực An Giang phân phối, gây thiệt hại như hiện nay, Phòng đang cho các xã rà soát lại; đề nghị công ty cung cấp giống hỗ trợ thỏa đáng cho các hộ bị thiệt hại, để bà con tái đầu tư”.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 06/5/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Hội Nông dân phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi sò huyết thương phẩm cho bà con nông dân. Tham dự lớp tập huấn có trên 40 hội viên, nông dân tại địa phương.
Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế. Ngoài sản lượng lúa ổn định hàng năm trên 2,8 triệu tấn, thủy sản là thế mạnh thứ hai với chủ lực là con cá tra, mỗi năm xuất khẩu sản phẩm đông lạnh trên dưới 120.000 tấn. Những năm gần đây, con tôm càng xanh được lãnh đạo các địa phương quan tâm với mô hình nuôi trên ruộng lúa mùa nước nổi. Diện tích nuôi tôm ngày càng gia tăng. Giá trị kinh tế từ con tôm càng xanh ngày càng được khẳng định.
Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.
Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.
Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.