Nông sản vào Mỹ được hỗ trợ

Ngoài việc sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng, nông sản Việt cần chú trọng công tác xây dựng thương hiệu từ công đoạn nhỏ nhất như trình bày bao bì sản phẩm đạt chuẩn, bắt mắt...
Ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng đại diện Hội Doanh nhân VN tại Mỹ, đã khuyến cáo như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp VN hội nhập quốc tế”, do Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp và trang trại VN tổ chức sáng 23-10 tại TP.HCM.
Theo ông Dũng, trong thời gian tới hội sẽ tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp VN trong việc mở rộng, thâm nhập thị trường Mỹ như mở văn phòng cho thuê, trưng bày sản phẩm, tổ chức chương trình xúc tiến, xây kho ngoại quan tại cảng, tạo thuận lợi kho bãi cho nông sản VN đến Mỹ...
Có thể bạn quan tâm

Chính quyền TP.HCM sẽ tích cực kết nối cung cầu để tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản VietGAP và đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng.

Với 3 mô hình VAC tiêu biểu cho từng vùng sinh thái như cải tạo vườn tạp và phát triển VAC miền núi; VAC hàng hoá ở các địa phương có nhiều cây ăn quả đặc sản; tiêu thụ sản phẩm ở những nơi cây ăn quả được trồng tập trung và thu nhập từ vườn là chính, dự án đã mang lại sức sống mới cho nhiều vùng đất khô cằn. Đã có 30 tỉnh - thành Hội với trên 1.000 hộ hội viên và nông dân được tham gia và hưởng lợi từ dự án.

Hiện nay, nông dân vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân 2013-2014. Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Lúa ÐBSCL, mực nước lũ năm 2013 không cao, tình trạng ngập lụt xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng các đợt triều cường.

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…

Hữu Lũng là huyện miền núi, đồi rừng chiếm tới 3/4 diện tích canh tác nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho nghề nuôi ong rất lớn. Tuy nhiên, trước đây tiềm năng đó chưa được bà con khai thác hiệu quả.