Tập huấn kỹ thuật trồng tiêu cho nông dân Tiên Phước

Thông qua lớp tập huấn, nông dân Tiên Phước sẽ quản lý tốt hơn dịch bệnh trên dây tiêu.
Theo đó, những hộ dân trồng trên 100 chói tiêu của tất cả các xã, thị trấn sẽ được tham gia học tập kinh nghiệm, tiếp cận với những mô hình trồng tiêu hiệu quả trên cả nước.
Ông Tống Phước Thuần - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước cho biết, đây là đợt tập huấn thứ 2 trong năm 2015 và nằm trong định hướng phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại giai đoạn 2014 - 2018 của huyện.
Theo nhiều nông dân, vì trước đây chưa được tiếp cận với những lớp tập huấn như thế này nên thiếu kinh nghiệm trong cách chăm sóc, quản lý sâu bệnh khiến sản lượng không đạt như mong muốn.
Các bệnh gây hại cho dây tiêu thường gặp như tuyến trùng rễ, sâu đục thân, độc cành, nấm…
Tính riêng năm 2015, huyện Tiên Phước có thêm 80 hộ trồng tiêu với quy mô trên 100 chói, nâng số lượng hộ trồng trên 100 chói gần 130 hộ.
Ngoài ra có khoảng 400 - 500 hộ trồng tiêu quy mô dưới 100 chói.
Có khoảng 60ha đất được tận dụng vào mục đích trồng tiêu.
Trong đề án mở rộng diện tích tiêu giai đoạn 2014 - 2018, chỉ tiêu đặt ra tăng 10ha/năm.
Được biết, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tiêu Tiên Phước.
Vừa qua, sản phẩm tiêu Tiên Phước (Công ty TNHH Sơn Tiến, Tiên Phước) được bình chọn là sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Mường Khương (Lào Cai) vừa đưa vào trồng thử nghiệm giống bí ngô Đài Loan tại các xã: Tung Chung Phố, Nấm Lư, Thanh Bình, Nậm Chảy, Lùng Khấu Nhin và thị trấn Mường Khương với quy mô 56,4 ha.

Đối với những thị trường nhập khẩu (NK) thủy sản khó tính như EU và Nhật Bản, liên tục phát hiện mức dư lượng kháng sinh quá quy định sẽ là điểm trừ trong bài toán mở rộng thị trường xuất khẩu (XK) ở đây.

Khổ sở với đồng lương ba cọc ba đồng không đủ chi tiêu, đặc biệt là khi giá cả ngày càng leo thang, không ít công chức đã quyết định nghỉ việc về trồng rau sạch bán kiếm sống.

Là một nông dân “chính hiệu”, quanh năm gắn chặt với ruộng đồng, khi đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông vẫn trăn trở với niềm đam mê cây gốc ghép, mong muốn tạo ra những cây giống có chất lượng, phục vụ bà con nông dân. Ông là Nguyễn Văn Ngãi – thôn Nhật Chiêu 7, xã Liên Châu (Yên Lạc - Vĩnh Phúc).

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có khoảng hơn 1.100 ha nuôi ngao. Do vùng bãi triều của huyện sâu, dốc, lầy bùn... nên người nuôi phải đầu tư nhiều hơn vùng khác để cải tạo bãi; hơn nữa, tỷ lệ phơi bãi thấp, thức ăn không đầy đủ nên thời gian nuôi ngao của địa phương thường từ 16 đến 17 tháng (bình thường 14 - 15 tháng)...