Nông Dân Trà Vinh Lỗ Nặng Vì Bắp Ít Hạt, Không Người Mua

Trước khi đầu tư trồng, nông dân được công ty cung cấp giống quảng cáo là bắp có hạt dẻo, ngọt, rất được người tiêu dùng chuộng.
Trái với lời giới thiệu của nhà phân phối là Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, sau hơn 2 tháng đầu tư, chăm sóc hàng trăm hộ dân trồng bắp nếp lai ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh chỉ thu được đám bắp vụn, không ai mua, bị lỗ nặng.
Đây là giống bắp nếp F1 AG 500 được nhà phân phối quảng cáo là có hạt dẻo, ngọt rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên đến ngày thu hoạch, bắp cho trái rất nhỏ, ít hạt và cứng nên không ai mua, hoặc có người mua cho bò ăn chỉ với giá vài trăm ngàn đồng/ha, trong khi vốn đầu tư trên 12 triệu đồng/ha, chưa kể công chăm sóc.
Theo thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, hiện trên địa bàn có trên 160 hộ nông dân trồng giống bắp này, tổng diện tích trên 70 ha.
Địa phương đang yêu cầu nhà phân phối bắp giống AG 500 đến kiểm tra, xác minh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các hộ trồng bắp bị thiệt hại. Ông Trương Thanh Đệ, Phó Phòng NN-PTNT huyện Cầu Kè cho biết: “Trước tình hình người sử dụng giống bắp AG 500 do Công ty bảo vệ thực An Giang phân phối, gây thiệt hại như hiện nay, Phòng đang cho các xã rà soát lại; đề nghị công ty cung cấp giống hỗ trợ thỏa đáng cho các hộ bị thiệt hại, để bà con tái đầu tư”.
Related news

Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.

Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.

Để phát huy tốt tiềm năng đất đai - lao động, Tiền Giang đã định hình được vùng sản xuất theo mô hình tôm + lúa trên đất nhiễm mặn Phú Tân (huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang) nằm ven cửa Tiểu của hệ sông Tiền, qui mô 560 ha. Đây là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng đất thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn mỗi năm từ 6 tháng đến 8 tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.