Nông dân Ấp Láng phá bỏ cao su để trồng thiên lý

Từ đầu năm đến nay, có khoảng 150 hộ dân trước đây trồng cao su với diện tích nhỏ lẻ, đã phá bỏ cao su, chuyển sang đầu tư trồng thiên lý lấy hoa.
Theo ước tính của vị trưởng ấp này, diện tích cao su bị phá bỏ từ đầu năm đến nay trên địa bàn khoảng 50 ha.
Nguyên nhân dẫn đến việc người dân phá bỏ vườn cao su để trồng thiên lý là do giá mủ cao su hiện nay quá thấp, thêm vào đó diện tích cao su của những hộ dân trong ấp chỉ chừng trên dưới 1 ha nên nhiều hộ nản chí, không muốn đầu tư lâu dài cho cao su.
Hiện nay, mỗi kg hoa thiên lý có giá khoảng 35 ngàn đồng, với mỗi công đất trồng thiên lý, bình quân mỗi tháng cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Nếu chăm sóc tốt, mỗi dây thiên lý có thể cho hoa từ 5 đến 6 năm.
Thiên lý rất dễ trồng, chỉ cần một góc vườn, có sân hoặc ao, tiến hành làm giàn để cây leo là cho thu hoạch hoa quanh năm. Thế nhưng, trước sự phát triển số lượng lớn diện tích trồng thiên lý như hiện nay, nhà nông cũng cần tìm hiểu và có đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh tình trạng trồng theo “phong trào”, làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.

Ngày 2.10.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch sâu đục thân loài mới có tên khoa học Chilo tumidicostalis gây hại cây mía trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị sâu đục thân phá hại khoảng hơn 5.000 ha.

Theo ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo (Bình Dương), từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 15.523 ha cao su bị nhiễm các loại sâu bệnh; trong đó chủ yếu là bệnh phấn trắng, nấm hồng và bệnh vàng lá do nấm Corynespora gây ra.

Vụ mùa năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp 20 ha giống lúa lai Syn 6 tại xã Nham Sơn.

Câu hỏi niên vụ mía đường năm nay đắng hay ngọt vẫn còn là ẩn số. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết: Quyết tâm của Hiệp hội cũng như đảng bộ, chính quyền các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là làm sao không để nông dân bị thiệt đơn, thiệt kép trong sản xuất mía.