Nam Định Đưa Vào Hoạt Động Trung Tâm Nghiên Cứu Lúa Lai Syngenta
Ngày 14-8, tại Nam Định, Trung tâm nghiên cứu lúa lai Syngenta đã chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm được điều hành bởi Tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới về nông dược, công nghệ sinh học và giống cây trồng Syngenta.
Trung tâm được xây dựng trên diện tích 4 ha, với tổng kinh phí giai đoạn một là hơn 30 tỉ đồng. Ở giai đoạn này, Syngenta sẽ chủ yếu nhập khẩu nguồn gen lúa từ các trung tâm của tập đoàn trên thế giới để lai tạo bằng phương pháp truyền thống, đồng thời đầu tư trang thiết bị nghiên cứu. Dự kiến, đến năm 2017, Syngenta sẽ cho ra thị trường hai đến ba giống lúa lai chất lượng và năng suất cao.
Mỗi năm trung tâm sẽ quan sát vài nghìn cặp lai để chọn ra vài trăm tổ hợp lai với nhau, chọn cặp triển vọng đưa vào khu sản xuất nhỏ, tiếp đó đưa vào khảo nghiệm, sản xuất thử ở quy mô địa phương và quốc gia. Syngenta hướng tới phát triển lúa lai ba dòng từ các nguồn vật liệu Ấn Độ, Trung Quốc và IRRI , trong đó chú trọng vào các dòng chất lượng, năng suất, kháng sâu bệnh và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn nghiên cứu và phát triển các giải pháp tích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa bằng cách tăng năng suất, tối đa hóa chi phi phí đầu tư, bao gồm các giải pháp về BVTV, phân bón, nước tưới và tăng cường tính chống chịu với các điều kiện không thuận lợi.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Gloverson Moro, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của tập đoàn Syngenta chia sẻ: "Việc khánh thành trung tâm này sẽ giúp chúng tôi tiếp tục tăng cường năng lực của Syngenta trong lĩnh vực lúa lai và xây dựng nguồn cung cấp hạt giống đa dạng cho thị trường Việt Nam".
"Dự án đầu tư này thể hiện cam kết tiếp tục gắn bó với sản xuất nông nghiệp bền vững tại Việt Nam của chúng tôi. Giai đoạn hai dự kiến sẽ khởi động vào năm 2017. Theo đó, Trung tâm sẽ mở rộng thêm diện tích với những phòng thí nghiệm hiện đại, ứng dụng công nghệ cao vào lai tạo như nuôi cấy bao phấn, đánh giá tính kháng sâu bệnh nhân tạo, đánh giá chất lượng hóa sinh của hạt gạo”, ông Kumar Datta, Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam cho biết.
Việc đầu tư xây dựng TTNCLL Syngenta tại Nam Định cũng sẽ góp phần thúc đẩy việc sản xuất lúa giống, tạo dựng một đội ngũ các chuyên gia lai tạo giống và công nhân nông nghiệp tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Sau lũ, người trồng dưa bãi bồi sông Trà lại bắt tay xuống giống vụ dưa mới với hy vọng gỡ lại những thiệt hại do trận lũ trái mùa gây ra. Tuy nhiên, nhiều mối lo về thời tiết bất thường, rủi ro của thị trường dưa hấu vẫn đang “ám ảnh” người trồng dưa.
Trong tuần qua, chuối đã được tiêu thụ mạnh trở lại trên địa bàn huyện này. Theo một số hộ trồng chuối ở huyện Tuy An (Phú Yên), toàn bộ chuối ở các xã An Xuân, An Lĩnh và An Thọ được tư thương về tận thôn, xóm thu mua, sau đó tập kết tại thị trấn Chí Thạnh để chuyển lên các xe container đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, mỗi ngày 60 tấn.
Đó là những cây nhãn trồng riêng lẻ trong vườn nhà dân không vì mục đích kinh doanh, chỉ lấy bóng mát. Ngành chuyên môn sẽ vận động, thuyết phục người dân đốn bỏ triệt để những cây nhãn này trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn năm nay.
Thời gian gần đây, mô hình trồng mận An Phước trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nhà vườn Lai Vung (Đồng Tháp). Với mô hình sản xuất này, trung bình 1.000m2 mỗi năm nhà vườn có thể lãi từ 60 - 70 triệu đồng.
“Nôm na thì cứ gọi nhãn Miếu, vì cây nhãn nằm gần ngôi miếu cổ, hoặc nhãn điếc vì quả có hạt nó rất nhỏ, nhăn nheo hoặc không có hạt, nhưng hương vị của nó thì… miễn chê” - Ông Vương Đăng Chính người làng Tân Chính, xã Đại Hoá, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết như vậy.