Dân Mạng Phát Sốt Vì Thanh Long Đổ Bỏ!

Hình ảnh thanh long đổ bỏ từng đống ven đường, đăng tải trên báo và trên mạng trong mấy ngày qua, khiến cư dân mạng “phát sốt”. Rất nhiều ý kiến phản hồi, bình luận, chia sẻ với tâm trạng chung là: ngạc nhiên, tiếc nuối, bức xúc và xót xa.
Nhiều bạn đọc ở nước ngoài như: New Zeland, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Đức, Mỹ… cho biết ở bên đó thanh long Việt Nam bán giá 5 – 6 USD/quả bằng nắm tay, đắt quá, thèm mà chẳng dám ăn. Mong Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, để nông dân đỡ khổ.
Ở trong nước, nhất là các tỉnh – thành khu vực phía Bắc, bạn đọc bày tỏ sự ngạc nhiên, tiếc nuối, xót xa trước cảnh “nơi đổ không hết, nơi lần chẳng ra”. Nhiều người dân miền Bắc ngạc nhiên: không thể hiểu nổi, ở ngoài này thèm thuồng mà không dám ăn, vì giá thanh long vẫn đắt (20 ngàn đồng/kg quả nhỏ), còn trong đó mang đi đổ, thật là uổng phí.
Có người chia sẻ: ở Hải Dương, công nhân 1 bữa ăn được chia 1/4 quả thanh long, 6 tháng mới có 1 lần. Ở miền núi phía Bắc, một số người cả đời không biết đến vị quả thanh long!
Nhiều người thắc mắc: sao không chế biến thanh long thành các sản phẩm khác? Mong các nhà khoa học Việt Nam tìm được cách đóng hộp, sấy khô thanh long như đã làm với dừa, vải, nhãn… Bao giờ nhà nông, nhà kinh doanh, nhà khoa học mới gắn được với nhau?
Xót xa cho thân phận của nông sản Việt Nam và người nông dân một nắng hai sương mà vẫn thất bát, là tâm trạng chung của mọi người. “Hết dưa hấu rồi tới thanh long, nông dân mình khổ quá, vì nông sản Việt Nam vẫn lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đây là điều khiến nông dân ta nghèo mãi”.
Rất nhiều người bân khoăn: sao cứ phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc rồi bị chèn ép, mà không quan tâm tới thị trường trong nước, không đưa thanh long về 64 tỉnh – thành tiêu thụ. Bởi thị trường trong nước thực tế rất lớn, yêu cầu cũng không cao lắm. Rõ ràng khâu phân phối hàng nông sản thị trường nội địa còn yếu kém, không riêng gì thanh long mà các loại trái cây khác cũng vậy.
Nhiều dân mạng hô hào: thấy thương nông dân mình quá, anh em ơi ăn ủng hộ thanh long nào. Sao không chở thanh long ra ngoài Bắc bán, đồng bào miền Bắc ăn thanh long ủng hộ đồng bào miền Nam, giống như vụ vừa rồi miền Nam ăn vải thiều ủng hộ miền Bắc ấy.
Tình trạng thanh long chính vụ rớt giá thê thảm không xa lạ gì với người Bình Thuận, nhất là năm nay thêm bệnh đốm trắng hoành hành. Nhưng qua các ý kiến bình luận, chia sẻ của cư dân mạng, chúng ta không khỏi trăn trở về sản phẩm chủ lực này của Bình Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.

Trước tình hình dịch lở mồm long móng đang có diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tập trung các biện pháp dập dịch một cách triệt để.

Trong những năm qua, nghề nuôi vịt đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên (Quảng Ninh) triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên giống vịt của các hộ trên địa bàn chủ yếu là vịt cỏ, bầu cánh trắng, vịt kakicampel nên chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư cao.

Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm triển khai trồng thí điểm, dự án được đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện đánh giá không đạt yêu cầu do có đến 30% diện tích cà phê trồng thí điểm bị chết, diện tích cây cà phê còn sống phát triển chậm.

Trên địa bàn ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi “sạch” để có những sản phẩm thịt an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít các sản phẩm như thế đến với người tiêu dùng do khâu quảng bá.