Nông dân Ấp Láng phá bỏ cao su để trồng thiên lý
Từ đầu năm đến nay, có khoảng 150 hộ dân trước đây trồng cao su với diện tích nhỏ lẻ, đã phá bỏ cao su, chuyển sang đầu tư trồng thiên lý lấy hoa.
Theo ước tính của vị trưởng ấp này, diện tích cao su bị phá bỏ từ đầu năm đến nay trên địa bàn khoảng 50 ha.
Nguyên nhân dẫn đến việc người dân phá bỏ vườn cao su để trồng thiên lý là do giá mủ cao su hiện nay quá thấp, thêm vào đó diện tích cao su của những hộ dân trong ấp chỉ chừng trên dưới 1 ha nên nhiều hộ nản chí, không muốn đầu tư lâu dài cho cao su.
Hiện nay, mỗi kg hoa thiên lý có giá khoảng 35 ngàn đồng, với mỗi công đất trồng thiên lý, bình quân mỗi tháng cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Nếu chăm sóc tốt, mỗi dây thiên lý có thể cho hoa từ 5 đến 6 năm.
Thiên lý rất dễ trồng, chỉ cần một góc vườn, có sân hoặc ao, tiến hành làm giàn để cây leo là cho thu hoạch hoa quanh năm. Thế nhưng, trước sự phát triển số lượng lớn diện tích trồng thiên lý như hiện nay, nhà nông cũng cần tìm hiểu và có đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh tình trạng trồng theo “phong trào”, làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
Related news
Để nâng cao chất lượng và năng suất, từ năm 2009 thành phố đã phê duyệt chương trình NTTS giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020. Tuy đã có 12 dự án được phê duyệt nhưng đến thời điểm này đa số dự án vẫn "nằm trên giấy" dù chương trình đã đi gần hết chặng đường.
Ngày 11/4 tại Hà Nội, Hội nghề cá Việt Nam đã chính thức phát động chương trình bình chọn Danh hiệu Chất lượng vàng Thủy sản Việt Nam 2014.
Nhân rộng được một mô hình kinh tế là niềm vui của nông dân và của các cấp, các ngành địa phương. Tuy nhiên, sau khi mô hình được nhân rộng thì đầu ra của sản phẩm và giá cả bấp bênh đã làm cho phần lớn nông dân lo lắng, hoang mang.
Thị trường nấm tại các tỉnh hiện vẫn không thoát khỏi ảm đạm, bởi những thông tin về nấm không rõ nguồn gốc, nấm bẩn, được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh vừa qua.
Khối nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân cùng với các tổ chức tài chính, hiệp hội trong và ngoài nước đã hợp tác xây dựng 16 vườn mẫu cà phê “công - tư” ở Lâm Đồng, bước đầu nâng cao nhận thức và kỹ thuật thực hành về sản xuất cà phê bền vững cho nông dân.