Xuất Khẩu Gia Súc Từ Australia Sang Việt Nam Tăng Ấn Tượng

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn đánh giá của Hiệp hội thịt và vật nuôi Australia (MLA) cho biết kể từ năm tài chính 2011-2012, xuất khẩu gia súc sống từ Australia sang Việt Nam đã tăng gần 90 lần.
Số liệu mới nhất của MLA cho thấy chỉ trong ba năm, số gia súc xuất khẩu từ Australia sang Việt Nam đã tăng từ 1.500 con lên 131.000 con.
Theo Giám đốc điều hành Hiệp hội xuất khẩu gia súc sống Vùng Lãnh thổ Bắc Australia Ben Hindle, chỉ riêng tại Darwin, 49.000 gia súc đã được xuất sang Việt Nam, tăng 200% so với năm trước đó.
Tăng trưởng ấn tượng đó giúp Australia đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu gia súc sống trong quá trình tìm kiếm đầu ra cho mặt hàng này.
Trong kế hoạch thường niên được công bố hồi tháng 1/2014, MLA dự đoán xuất khẩu sang thị trường Việt Nam sẽ giảm dần vào năm 2014 và nhu cầu từ Indonesia tăng.
Tuy nhiên, con số kỷ lục hồi năm ngoái đã khiến Việt Nam trở thành khách hàng lớn thứ hai trong ngành buôn bán gia súc sống ở miền Bắc Australia.
Theo ông Hindle, việc Indonesia đề ra quy định giới hạn 350kg trọng lượng đối với gia súc nhập khẩu đã khiến các nhà xuất khẩu Australia phải tìm kiếm các thị trường mới và Việt Nam trở thành một điểm đến.
Ông Hindle nhận định Chính quyền Vùng Lãnh thổ Bắc Australia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam trở thành một đối tác thương mại lớn trong lĩnh vực này.
Các chuyên gia đã ở Việt Nam trong hơn hai năm qua để tư vấn công nghệ cho rất nhiều chuỗi cung ứng, giúp họ đáp ứng các quy định đối với gia súc giết mổ mà Australia đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.
Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?

Ở tỉnh Bình Định, mì là một cây màu chủ lực, với diện tích trên dưới 10.000 ha/năm.Thu nhập từ cây mì là nguồn thu nhập đáng kể của hàng ngàn hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, năng suất mì ở tỉnh ta chưa cao (khoảng 24,3 tấn/ha năm 2014), hàm lượng tinh bột thấp và độ đồng đều không cao; nguy cơ bạc màu, xói mòn rửa trôi đất trồng vẫn tiềm ẩn.

Nông dân tại nhiều quận, huyện TP Cần Thơ bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2015 và trúng mùa khi hầu hết các trà lúa hè thu sớm thu hoạch cho năng suất rất cao. Nông dân cũng đang có nhiều thuận lợi trong thu hoạch lúa nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa vào đồng ruộng…