Sử Dụng Côn Trùng Trong Sản Xuất Rau Sạch

Sản xuất rau an toàn đã trở thành nhu cầu bức thiết trong xã hội. Ngoài yếu tố bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rau an toàn còn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khoa học vì hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, khai thác thiên địch tự nhiên (sử dụng tài nguyên côn trùng) để phòng chống sâu hại hiệu quả là một xu hướng mới đã được giới thiệu đến các nhà vườn trồng rau tại BR-VT.
Sử dụng thiên địch trong trồng rau an toàn giúp nông dân giảm chi phí, bảo vệ môi trường. Trong ảnh: Nông dân tham quan mô hình trồng rau an toàn tại xã Phước Hưng (huyện Long Điền). Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN tỉnh vừa tổ chức báo cáo chuyên đề về “Vai trò của thiên địch trong canh tác rau an toàn” cho người trồng rau tại xã Tân Hải (huyện Tân Thành) nhằm khai thác, lợi dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống sâu hại hiệu quả.
Đây cũng là biện pháp chủ đạo của hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững.
So với cách phun thuốc trừ sâu, việc sử dụng thiên địch hiện vẫn còn mới mẻ và lạ lẫm với nông dân. Nhiều dẫn liệu khoa học chứng minh vai trò quan trọng của thiên địch tự nhiên trong việc khống chế mật số sâu hại trên rau. Việc phát triển nhân nuôi các loài thiên địch giúp cho giá thành sản phẩm phù hợp với túi tiền của nông dân và hạ thấp hơn so với chi phí mua thuốc trừ sâu, giải quyết được áp lực ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
Theo tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa (Viện thổ nhưỡng - Nông hóa Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu đất - phân bón và môi trường phía Nam), sản xuất rau theo phương pháp truyền thống làm cho rau ăn lá dễ bị nhiễm một số độc chất như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, kí sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrate)…
Vì vậy, việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP là một đòi hỏi tất yếu. Tỉnh BR-VT đã có nhiều vùng tập trung trồng rau an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nhiều nông dân còn có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun cho vườn rau khi có sâu bệnh, lạm dụng phân bón vô cơ và chất kích thích sinh trưởng.
Việc sử dụng thuốc này không phải ai cũng làm đúng cách, vì vậy không diệt trừ được sâu bệnh mà còn để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng cũng như môi trường và côn trùng tự nhiên có lợi cho cây trồng. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng, hướng tới sản xuất rau an toàn bền vững, bà con nông dân nên áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt cần đề cao biện pháp khai thác côn trùng tự nhiên trong canh tác rau an toàn.
Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu và sử dụng tài nguyên côn trùng có giá trị trên cây rau được thực hiện và đạt nhiều kết quả. Vai trò của thiên địch trong trồng rau an toàn rất quan trọng, là biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại rau. Nói cách khác, đây là giải pháp lợi dụng thiên địch để tiêu diệt sâu hại trên đồng ruộng.
Vì vậy, thiên địch của sâu hại rau như ong ký sinh trứng, kiến, nhện… ăn sâu, nấm hại rau cần được bảo vệ bằng cách không nên sử dụng thuốc hóa học. Bên cạnh đó, người trồng rau có thể dùng phương pháp bẫy feromon (loại bẫy làm bằng chai nhựa có đục lỗ) treo lên ruộng rau để thu hút con trưởng thành của sâu hại.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa cũng khuyến cáo, việc canh tác rau an toàn theo phương pháp sinh học đang là xu hướng mà nông dân cần áp dụng sớm nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Để sử dụng thiên địch có hiệu quả, phải xác định được côn trùng gây hại, nghiên cứu và hiểu thật kỹ đặc tính sinh học, thói quen gây hại của chúng... Đó là những thông tin quan trọng trong quản lý côn trùng gây hại và dùng thiên địch, góp phần giảm thiệt hại cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Thông qua hướng dẫn kỹ thuật, ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) mạnh dạn cải tạo vườn để trồng thanh long, kết quả đạt 16 triệu đồng/công/năm và chưa kể phần bán cây giống. Đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) xuất hiện mô hình này, chứng tỏ khả năng cây trồng thích nghi tốt và thu nhập hơn nhiều loại trên cùng mặt đất.

An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về chế biến và nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, lượng nước thải ước tính lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở CNNT với mức không quá 150 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm tại các cụm công nghiệp với mức tối đa 750 triệu đồng/cụm công nghiệp; hỗ trợ để hình thành cụm liên kết DN công nghiệp với mức tối đa 75 triệu đồng/cụm liên kết…

2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, gồm Trung tâm Tư vấn SX & dịch vụ KHCN thủy sản và Trung tâm quốc gia Giống hải sản miền Trung.

Phía Vinafruit cũng đưa ra dự báo, những tháng tới đây, rau quả Thái Lan sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều trên thị trường thông qua hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam, hệ thống siêu thị vừa được mua lại từ Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vào đầu tháng 8/2014.