Nguy Cơ Dịch Chổi Rồng Trên Chôm Chôm

Ngày 10-8, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết, bệnh chổi rồng đã xuất hiện trên chôm chôm, có nguy cơ bùng phát thành dịch.
“Vẫn chưa thống kê được diện tích chính xác, nhưng ở hai tỉnh trồng nhiều chôm chôm là Vĩnh Long và Bến Tre đang có hàng chục hecta bị nhiễm bệnh” - ông Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam nói.
Cũng theo ông Chiến, cái khó hiện nay là giá chôm chôm quá rẻ nên người dân không mặn mà chống dịch. Cụ thể giá chôm chôm bán tại vườn chỉ khoảng 4.000 đồng/kg, nếu áp dụng các biện pháp chống dịch người dân sẽ lỗ vốn.
“Các ngành đã tính đến việc mở hội thảo bàn giải pháp chống dịch đồng bộ nhưng nếu nông dân không áp dụng quy trình phòng, chữa bệnh chổi rồng thì cũng chịu thua” - ông Chiến nói.
Trước đó, loại bệnh này cũng gây hại nặng nề trên vườn nhãn. Theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật công bố, vào lúc cao điểm các tỉnh phía Nam có đến 27.000ha, chiếm hơn 50% diện tích nhãn của vùng, bị bệnh chổi rồng.
Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 9.10, tại xã Mỹ Thành (Phù Mỹ - Bình Định), Tập đoàn Việt- Úc đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao. Dự lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà và Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt- Úc Lương Thanh Văn.

Tình trạng ngư dân sử dụng rọ lồng (hay còn gọi là lồng bát quái, lồng xếp) để đánh bắt thuỷ sản đang diễn ra rầm rộ ở nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.

Từ xưa đến nay, khu vực thị xã Bình Long nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, bà con nông dân còn bỏ phí, chưa đầu tư, tận dụng hết tiềm năng diện tích ao hồ có sẵn mà thường chú trọng vào cây công nghiệp, ao hồ chủ yếu dành để cung cấp nước tưới.
Với diễn biến bất thường của thời tiết những tháng cuối năm, Sở NN&PTNT Khánh Hòa đã chỉ đạo các địa phương cần tăng cường công tác giám sát vùng nuôi thủy sản trên địa bàn.

Những năm qua, kinh tế thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến. Sản lượng thuỷ sản hàng năm luôn đạt trên 90.000 tấn và đã trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn trong ngành nông nghiệp.