Nguy Cơ Dịch Chổi Rồng Trên Chôm Chôm

Ngày 10-8, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết, bệnh chổi rồng đã xuất hiện trên chôm chôm, có nguy cơ bùng phát thành dịch.
“Vẫn chưa thống kê được diện tích chính xác, nhưng ở hai tỉnh trồng nhiều chôm chôm là Vĩnh Long và Bến Tre đang có hàng chục hecta bị nhiễm bệnh” - ông Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam nói.
Cũng theo ông Chiến, cái khó hiện nay là giá chôm chôm quá rẻ nên người dân không mặn mà chống dịch. Cụ thể giá chôm chôm bán tại vườn chỉ khoảng 4.000 đồng/kg, nếu áp dụng các biện pháp chống dịch người dân sẽ lỗ vốn.
“Các ngành đã tính đến việc mở hội thảo bàn giải pháp chống dịch đồng bộ nhưng nếu nông dân không áp dụng quy trình phòng, chữa bệnh chổi rồng thì cũng chịu thua” - ông Chiến nói.
Trước đó, loại bệnh này cũng gây hại nặng nề trên vườn nhãn. Theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật công bố, vào lúc cao điểm các tỉnh phía Nam có đến 27.000ha, chiếm hơn 50% diện tích nhãn của vùng, bị bệnh chổi rồng.
Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.
Related news

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Sở Công Thương các địa phương trên cả nước yêu cầu giám sát, kiểm tra việc thương nhân nước ngoài thu mua hàng hóa tại Việt Nam.

Nông dân trồng dừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất phấn khởi vì những ngày gần đây giá dừa khô liên tục tăng mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng dừa.

Diện tích tôm thiệt hại nặng tập trung chủ yếu ở các địa phương như thị xã Vĩnh Châu (1.650ha), Mỹ Xuyên (trên 500ha), huyện Trần Đề (130ha).

Đối tượng nuôi chủ yếu được bà con lựa chọn là tôm bởi vì con tôm ngoài đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nó còn là một trong bốn đối tượng nuôi được quy hoạch trong ngành Thuỷ sản với hình thức nuôi đa dạng, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học theo hướng nuôi công nghiệp.

Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Đông Hà (Quảng Trị) đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi với các giống vật nuôi mới như nuôi rắn mối, thỏ, ếch, cá thát lát Thái Lan… đặc biệt trong đó là mô hình nuôi bồ câu Pháp.