Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Biến Chim Cút Thải Loại Thành Chim Rừng Để Lừa Người Tiêu Dùng

Biến Chim Cút Thải Loại Thành Chim Rừng Để Lừa Người Tiêu Dùng
Ngày đăng: 19/04/2013

Trong khoảng một tháng trở lại đây, trên vỉa hè khu vực đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) xuất hiện một vài người bán những xâu chim đã được vặt lông sẵn, mỗi xâu có 30 – 40 con. Sáng ngày 17/4 lại xuất hiện một người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi, mặc bộ quần áo bảo hộ màu xanh rêu bán chim. Trong vai người đến mua, chúng tôi được ông chủ quảng cáo đây là loại chim ngói được bắt ở vùng cao. Khi chúng tôi hỏi bắt ở đâu thì người đàn ông ngắc ngứ không trả lời, rồi sau đó mới nói là bắt ở khu vực vùng cao huyện Tân Lạc. Mỗi con chim được chào bán với giá 40.000 đồng, nếu mua nhiều được giảm giá 5.000 đồng/con.

Khi chúng tôi lấy máy ảnh ra ghi hình thì lúc đó lực lượng thú y TP Hòa Bình đến yêu cầu người bán mang đi chỗ khác. Người đàn ông này đã cho tất cả số chim đó vào một cái túi ni lông đen và đi về phía đường Trương Hán Siêu. Theo quan sát của chúng tôi, khi lực lượng chức năng "vắng bóng" thì người đàn ông này lại quay trở lại bán. Đến gần trưa khoảng hơn 10 giờ, lực lượng QLTT gồm 4 cán bộ đã đến yêu cầu người bán chim đi chỗ khác. Tuy nhiên, ông này vẫn đi lòng vòng quanh khu vực chợ Tân Thịnh.

Theo thông tin từ cán bộ thú y, đây không phải là chim ngói được bắt ở vùng cao Tân Lạc mà là chim cút thải loại. Vì vậy, người bán đã dùng chiêu vặt lông để khách mua không phát hiện được. Cũng theo quan sát của chúng tôi, không ít người dân đã mua về ăn và người đàn ông trên đã bán loại chim cút thải loại này tại khu vực đầu cầu nhiều lần.

Anh Nguyễn Văn Thường ở tổ 10, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) cho biết: Thấy quảng cáo là chim rừng nên anh đã mua 5 con về chiên ăn thử. Thịt chim cũng dai nhưng không có mùi thơm ngậy, không ngon bằng thịt loại chim én.

Người tiêu dùng cần cảnh giác với những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không dấu kiểm dịch của cơ quan thú y, đặc biệt là trong khi tình hình bệnh cúm A/H5N1, H7N9 đang có những diễn biến phức tạp. Cơ quan thú y và các cơ quan chức năng khác cũng cần có những biện pháp mạnh trong việc ngăn chặn việc bày bán các loại gia cầm, chim không rõ nguồn gốc, xuất xứ.


Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng gia tăng diện tích cà chua bị sâu xanh gây hại Lâm Đồng gia tăng diện tích cà chua bị sâu xanh gây hại

Ngày 26/5, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, diện tích cà chua trong toàn tỉnh Lâm Đồng bị sâu xanh gây hại đang có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, cả tỉnh có 471ha cà chua bị sâu xanh gây hại - tăng 71ha so với tuần trước, tỷ lệ hại từ 2,5% - 20%.

30/05/2015
Tỏi tím Cồn Nâm loay hoay đi tìm đầu ra trên thị trường Tỏi tím Cồn Nâm loay hoay đi tìm đầu ra trên thị trường

Bao đời nay, cây tỏi đã gắn liền với cuộc sống của bà con thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn yêu nghề, giữ nghề và có một khát khao cháy bỏng là được mang sản phẩm chất lượng này tới người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.

30/05/2015
Nông dân Quảng Trị gieo ngô ngọt gặt trái đắng Nông dân Quảng Trị gieo ngô ngọt gặt trái đắng

Nhiều người dân ở các huyện Triệu Phong, Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) phản ánh về việc, trước đây họ ký kết hợp đồng với Công ty CP Tín Đạt Thành, có trụ sở tại TP Đông Hà trồng giống ngô Sugar 75 (người dân gọi là "ngô ngọt") sẽ được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

30/05/2015
Thực thi khai thác bản quyền, tác quyền nâng cao chất lượng lúa giống Thực thi khai thác bản quyền, tác quyền nâng cao chất lượng lúa giống

Trong 30 năm trở lại đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày có phẩm chất tốt, năng suất cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo kết quả điều tra bước đầu, tại 13 tỉnh ĐBSCL có trên 60 công ty đang tổ chức sản xuất, kinh doanh các giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL, góp phần thương mại hóa khâu giống, đưa giống lúa đến tay nông dân.

30/05/2015