Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Lúa - Tôm Những Lợi Ích Được Khẳng Định

Mô Hình Lúa - Tôm Những Lợi Ích Được Khẳng Định
Ngày đăng: 03/08/2013

Vào thời điểm này, nông dân đang bắt tay vào cải tạo đất để chuẩn bị sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ngành chức năng cũng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa - tôm cho nông dân. Theo lịch thời vụ, nông dân sẽ xuống giống lúa dứt điểm vào cuối tháng 9/2013.

Toàn tỉnh có gần 30.000ha đất được nông dân áp dụng mô hình sản xuất lúa - tôm. Tập trung chủ yếu ở huyện Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai và huyện Vĩnh Lợi.

Theo kế hoạch, năm nay, huyện Phước Long có khoảng 8.500ha đất sản xuất lúa - tôm, tập trung ở thị trấn Phước Long, xã Vĩnh Phú Tây và xã Phước Long… Gia đình anh Đặng Quốc Toàn (xã Phong Thạnh Tây) có gần 40ha đất sản xuất. Nhiều năm liền anh Toàn áp dụng mô hình lúa - tôm và đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Từ đó, có nhiều bà con áp dụng mô hình này. Anh Toàn cho biết: “Mô hình lúa - tôm vừa cho thu nhập cao, vừa cải tạo đất nên được nhiều người áp dụng. Tôi đang cải tạo đất, khi ngành chức năng thông báo lịch xuống giống tôi sẽ sạ và cấy lúa trên diện tích nuôi tôm”.

Nhiều nông dân ở huyện Phước Long trước đây chuyên nuôi tôm hoặc tôm - cá, tôm - cua, nay bắt đầu chuyển sang áp dụng mô hình lúa - tôm. Ông Trần Quốc Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cho biết: “Diện tích vụ lúa - tôm năm nay có khả năng tăng thêm 400ha. Chúng tôi mở rộng diện tích lúa - tôm ở ấp 1A, 8A (xã Phong Thạnh A). Phòng NN&PTNT huyện đã mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa trên đất nuôi tôm cho những nông dân mới áp dụng mô hình này”.

Ở huyện Giá Rai, trước đây, nông dân “mê” nuôi tôm hơn trồng lúa. Song, mấy năm nay, thấy mô hình lúa - tôm đạt hiệu quả nên nhiều nông dân chuyển sang áp dụng mô hình này. Đến nay, diện tích lúa - tôm của huyện lên đến 2.000ha. Anh Nguyễn Minh Triết (ấp 19, xã Phong Thạnh) là một trong những hộ đầu tiên trong ấp thực hiện mô hình lúa - tôm. Với 3ha đất trồng lúa - tôm, anh Triết thu lãi hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Anh Triết bày tỏ: “Năm nay, tôi tiếp tục áp dụng mô hình lúa - nuôi tôm trên 3ha đất sản xuất. Hiện, tôi đã thu hoạch tôm nuôi và đưa nước ngọt vào rửa mặn cho đất. Cuối tháng 8/2013, tôi sẽ xuống giống lúa trên đất tôm”.

Còn huyện Hồng Dân, năm nay, theo kế hoạch, toàn huyện có hơn 19.000ha đất sản xuất lúa - tôm. Tập trung chủ yếu ở các xã Lộc Ninh, Vĩnh Lộc, Ninh Hòa, Ninh Quới… Giống lúa chủ lực được nông dân lựa chọn là Một bụi đỏ và các giống lúa ngắn ngày chịu mặn. Theo ông Nguyễn Văn Thới, Trưởng phòng NN&PTNT huyện: “Bà con nông dân trong huyện đã chuẩn bị lúa giống để sản xuất vụ lúa trên đất tôm. Bắt đầu trung tuần tháng 8 sẽ xuống giống và dứt điểm vào khoảng ngày 20/9/2013. Huyện cũng đã thí điểm một số nơi áp dụng mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ tôm. Nếu mô hình này đạt hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận rất cao cho nông dân”.

Mô hình lúa - tôm không chỉ đơn thuần mang lại hiệu quả kinh tế, mang tính bền vững, mà còn góp phần cải tạo ruộng đất. Lợi ích từ mô hình lúa - tôm đã được chứng minh trong nhiều năm qua và ngày càng được khẳng định. Vì thế, mô hình này được ngành chức năng khuyến khích nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Biên Hòa Đã Có 126 Hộ Nuôi Cá Bè Di Dời Theo Quy Họach Biên Hòa Đã Có 126 Hộ Nuôi Cá Bè Di Dời Theo Quy Họach

Theo báo cáo của Phòng kinh tế TP.Biên Hòa, đến nay đã có 126/247 hộ chăn nuôi cá bè tại các phường: An Bình, Tam Hiệp, Tân Mai, Thống Nhất và xã Hiệp Hòa đồng thuận thực hiện di dời các bè cá theo quy hoạch của UBND thành phố.

08/03/2014
“Ba Không” Trong Phòng Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi “Ba Không” Trong Phòng Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi, việc phòng, chống dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường vùng nuôi là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Trong đó, thực hiện "ba không" (không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra môi trường) là giải pháp tốt nhất mà người nuôi tôm cần tuân thủ.

08/03/2014
Aonori Aquafarms Và Phương Pháp Nuôi Tôm Mới Aonori Aquafarms Và Phương Pháp Nuôi Tôm Mới

Trong suốt 15 năm, ông Armando A.León mơ ước có một phương pháp nuôi tôm mới, thật sự thân thiện với môi trường, chi phí sản xuất thấp hơn và năng suất cao hơn so với phương pháp nuôi tôm bán thâm canh truyền thống.

08/03/2014
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

08/03/2014
Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Rằn Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Rằn

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).

08/03/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.