Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Nam Trồng Dưa Hấu VietGAP

Quảng Nam Trồng Dưa Hấu VietGAP
Ngày đăng: 03/08/2013

Đề tài “Xây dựng mô hình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trên cây dưa hấu tại Quảng Nam” do Trung tâm KN-KN Quảng Nam thực hiện sau 3 vụ trồng/2 năm tại thôn Thành Mỹ, xã Tam Phước (Phú Ninh) đã “ăn đứt” dưa hấu trồng truyền thống.

Ông Võ Văn Nghi, PGĐ Trung tâm KN-KN Quảng Nam cho hay: Ở Quảng Nam cây dưa hấu được đưa vào trồng từ rất lâu, tập trung chủ yếu vùng bãi bồi ven sông Thu Bồn. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dưa hấu là một trong những cây trồng có diện tích ngày càng được mở rộng. Trồng dưa đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần so với người trồng lúa.

Cũng vì thế, dưa hấu được nhanh chóng nhân rộng tại các địa phương. “Tuy nhiên dưa hấu chưa phải là cây “ăn chắc”, bởi giá cả luôn bấp bênh khiến cho SX không có lãi, thậm chí bị thua lỗ”, ông Nghi chia sẻ.

Hiện diện tích gieo trồng dưa hấu của Quảng Nam khoảng 2.500 ha. Trong đó, tập trung 2 vùng chính: Vùng dưa bãi ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn... khoảng trên 1.000 ha. Còn vùng dưa ruộng ở các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành... gần 1.500 ha.

Tại huyện Phú Ninh, dưa hấu đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu “Dưa Kỳ Lý”. Tuy nhiên để thương hiệu trên đảm bảo và phát triển thì rất cần phải có vùng dưa ổn định và áp dụng đầy đủ quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP.

Từ thực tế đó, Trung tâm KN-KN Quảng Nam đã xây dựng, bố trí mô hình thí nghiệm SX dưa hấu Hắc Mỹ Nhân, TN 386 với quy mô trên 11.000 m2 ở thôn Thành Mỹ, xã Tam Phước.

Chi phí giảm, năng suất cao

Qua 3 vụ SX dưa hấu theo hướng an toàn, áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng giống tốt, sử dụng phân ủ vi sinh vật, áp dụng biện pháp phủ bạt nilon tạo nhiều ánh sáng giúp cây quang hợp thuận lợi, hạn chế cỏ dại, tạo môi trường thông thoáng đã hạn chế sâu bệnh gây hại.

Trồng dưa VietGAP năng suất bình quân đạt từ 30 - 33 tấn/ha, cao hơn diện tích đối chứng của nông dân 4 - 5 tấn/ha. “1 sào ruộng dưa có thể đạt tối đa đến 1,5 tấn thì người dân có thể thu về 6 triệu đồng. So với cách trồng theo truyền thống trước đây, trồng dưa theo tiêu chuẩn VietGAP giảm bớt chi phí về phân bón, công chăm sóc nhiều lần. Nếu tính ra thì chênh lệch về chi phí bỏ ra phải là 500.000 đồng/sào”, ông Phạm Văn Nhân, một người trồng thí điểm hạch toán.

Ông Nguyễn Văn Ngọc chia sẻ: “Gia đình tôi trồng thử nghiệm 4 sào dưa. Vụ vừa rồi lãi khoảng 4,5 triệu đồng/sào, trong khi chỉ mất 2 tháng. Trồng dưa VietGAP đã góp phần giảm thiểu chi phí đầu và như lượng phân bón ít, hạn chế sử dụng thuốc BVTV…

Vậy mà dưa vẫn sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao hơn, sản phẩm đảm bảo an toàn so với SX truyền thống. Đặc biệt sức cạnh tranh cao hơn nữa. Không những thế, trồng dưa VietGAP giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.

Ông Võ Văn Nghi cho biết thêm: Trước những hiệu quả mang lại, Trung tâm KN-KN Quảng Nam nhân rộng mô hình này rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Hiện đã có một số công ty đặt vấn đề thu mua sản phẩm của bà con. Tuy nhiên, nhiều nơi SX vẫn theo phương pháp truyền thống khó thay đổi. Do vậy để giúp nông dân SX theo hướng an toàn và hiệu quả hơn thì cần tập huấn IPM, cho họ tham gia đề tài...

“Trung KN-KN Quảng Nam sẽ xây dựng mô hình trình diễn trên diện rộng, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nông dân có điều kiện tiếp cận với các biện pháp kỹ thuật mới. Đồng thời nhận thức rõ hơn về SX dưa hấu an toàn nói riêng là các loại cây trồng khác nói chung”, ông Nghi nói.

Theo Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 đóng tại TP Đà Nẵng thì sản phẩm dưa hấu theo hướng VietGAP đạt yêu cầu an toàn. Qua phân tích các chỉ tiêu (gồm 11 chỉ tiêu của một số vi sinh vật và hoá chất gây hại trong sản phẩm rau, quả …) thì tất cả các mẫu dưa hấu trong mô hình thí điểm đạt yêu cầu an toàn, các chỉ tiêu đều dưới mức giới hạn tối đa cho phép hoặc không phát hiện, riêng mẫu đối chứng có chỉ tiêu hàm lượng Nitrat vượt quá ngưỡng cho phép ( > 60 mg/kg).


Có thể bạn quan tâm

Tôm Chết, Nông Dân Mất Vốn Tôm Chết, Nông Dân Mất Vốn

Tôm chết, nhiều hộ nông dân tại các tỉnh ĐBSCL “cụt” vốn sản xuất ngay những ngày đầu vụ 2012. Tuy nhiên, các ngành chức năng đều cho rằng, tại nông dân làm trái lịch khuyến cáo nên phải... tự chịu trách nhiệm.

13/04/2012
Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân Làm Mạ Tập Trung Cấp Cho Nông Dân

Tại các huyện Văn Yên, lực lượng khuyến nông cơ sở, thanh niên tình nguyện đã tổ chức gieo mạ tập trung. Các sân trường, nhà văn hóa…được tận dụng làm nơi gieo mạ.

13/07/2012
Thí Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng: Giữa Tháng 4 Sẽ Có Kết Quả Cuối Cùng Thí Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng: Giữa Tháng 4 Sẽ Có Kết Quả Cuối Cùng

Việc khảo nghiệm được thực hiện đối với rau cải xanh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và rau xà lách ở miền Bắc. Dự kiến khoảng giữa cuối tháng 4/2008 sẽ có kết quả cuối cùng. Xung quanh vấn đề này, NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV.

13/07/2012
Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con Kinh Nghiệm Tiêm Sắt Cho Lợn Con

Nguồn cung cấp sắt cho lợn con giai đoạn này chủ yếu là từ sữa mẹ, trong khi đó sữa mẹ chỉ đáp ứng được 10-30% lượng sắt cơ thể cần, lợn con càng lớn, sự thiếu hụt sắt càng cao, do vậy việc bổ sung sắt cho lợn giai đoạn này rất cần thiết.

13/07/2012
Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Dân Không Mặn Mà Tham Gia

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện thí điểm từ ngày 1-7-2011. Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm thực hiện, các hộ dân vẫn không mặn mà tham gia chính sách này. Nguyên nhân chính thì ngoài lý do chi phí cao, người nông dân còn cho rằng cơ chế thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Sau đây là ghi nhận của nhóm PV Thời sự Kênh truyền hình Nông nghiệp- Nông thôn VTC16 tại Bắc Ninh.

14/04/2012