Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Xtiêng Trồng Cao Su

Người Xtiêng Trồng Cao Su
Ngày đăng: 27/06/2013

Cây cao su đã làm thay đổi cuộc sống của người Xtiêng ở xã Tân Hiệp, huyện Long Thành (Đồng Nai).

Cao su thay đổi cuộc sống

Theo các già làng người Xtiêng thì cha ông họ có nguồn gốc từ vùng núi rừng Bình Phước, nhưng cách đây khoảng 30 năm đã men theo dòng sông Đồng Nai xuống đây để định cư. Những ngày đầu thật vô vàn khó khăn...

Nhưng giờ thì dọc hai bên đường vào làng là những vườn cao su xen lẫn những cột tiêu xanh ngát, trải dài hun hút. Đứng trước cổng làng, nhìn những cột điện gắn bóng đèn cao áp thắp sáng màn đêm, chúng tôi không khỏi mừng thầm cho cuộc sống của đồng bào.

Anh Điểu Hoát (37 tuổi), đang chăm sóc vườn cao su nhà mình, nhìn chúng tôi tươi cười: “Ở đây bây giờ nhà nào cũng trồng cao su. Nhiều thì ngàn gốc, ít thì năm bảy trăm gốc. Thế nên, bắt đầu từ tháng 6, tháng 7 là nhà nào cũng có tiền nhờ bán mủ cao su. Giá mủ năm nay có giảm nhưng với chúng tôi vẫn ở mức cao, bởi nhà nào cũng thu được 15-20 triệu đồng một vụ cao su”.

Theo anh Điểu Hoát, hầu hết cao su ở làng đều được trồng vào khoảng năm 2007-2008 do Hội Nông dân huyện hỗ trợ vốn và cây giống. Đến nay, các lứa cao su đều đã bắt đầu cho mủ, bởi đây là cao su cao sản, chỉ hơn 5 năm là thu hoạch được.

Anh Điểu Phua-cán bộ nông nghiệp xã Tân Hiệp, một trong những người tiên phong trồng cao su và vận động bà con trồng theo, tâm sự: “Mấy năm trước đây đời sống còn khó khăn nên chúng tôi vận động bà con Xtiêng trồng cây công nghiệp lâu năm là rất khó, vì mọi người chỉ quen với các loại cây ngắn ngày. Phần vì nhận thức, phần vì đời sống khó khăn, trồng cây ngắn ngày nhanh cho thu hoạch, quay vòng quỹ đất thuận lợi.

Tuy nhiên theo đánh giá, địa bàn Tân Hiệp là nơi thuận lợi phát triển cây công nghiệp nên khuyến khích, vận động bà con trồng thử. Thế rồi, bằng những nỗ lực, khắp các thửa ruộng quanh làng dần dần đều được phủ xanh bằng những cây cao su non.

Sau mấy năm đầu vất vả, nay cây cao su đã mang lại thành quả ấm no cho bà con người Xtiêng. Hiện nay, nhà nào cũng có tivi để xem tin tức, thời sự, học hỏi các kỹ thuật canh tác, thu hoạch, giá cả cao su. Cả làng không còn hộ đói, trẻ em đến tuổi đều được học chữ...

Chẳng ai muốn bỏ làng đi nữa

Từ những cánh rừng hoang, ngọn núi cằn khô, sau gần 30 năm định cư, những ruộng lúa, ruộng rau, cây điều, tiêu, cao su đã bén rễ, góp phần thay đổi cuộc sống bà con Xtiêng.

Do lịch sử làng là của những hộ dân di cư lập nên, nên nhiều bà con trong làng vẫn có tư tưởng “ở đâu đất tốt thì tới, vài năm sau lại đi” khiến cho cuộc sống không ổn định. Nhận thức được điều này, chính quyền xã Tân Hiệp đã có kế hoạch “giữ chân” đồng bào Xtiêng ở lại bằng cách… xây nhà kiên cố cho các hộ dân tộc nơi đây.

Cuối năm 2009, huyện Long Thành đã đầu tư xây dựng 40 căn nhà kiên cố với tường gạch, lợp proximăng trị giá gần 70 triệu đồng/căn để tặng cho các hộ gia đình Xtiêng. Mỗi căn nhà có diện tích hơn 40m2, có hệ thống điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh thuận lợi cho 4-6 người ở. Nhờ chủ trương “an cư lạc nghiệp” này mà các hộ đồng bào Xtiêng an tâm sinh sống, lao động trên vùng đất mới.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Chân Trắng Sẽ Chiếm Hơn 70% Sản Lượng Tôm Đông Lạnh Xuất Khẩu Ở Khánh Hòa Tôm Chân Trắng Sẽ Chiếm Hơn 70% Sản Lượng Tôm Đông Lạnh Xuất Khẩu Ở Khánh Hòa

Theo các doanh nghiệp chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, năm nay, mặt hàng tôm chân trắng xuất khẩu khoảng hơn 35 nghìn tấn, chiếm hơn 70% sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu.

16/03/2013
Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá Cá Lóc Tam Nông Trúng Mùa, Trúng Giá

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…

19/08/2013
Dừng Thả Nuôi Tôm Ở Các Khu Vực Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên) Dừng Thả Nuôi Tôm Ở Các Khu Vực Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên)

Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…

24/04/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình Làm Giàu Từ Nuôi Cá Chình

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.

19/08/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lợn Theo Công Nghệ Thái Lan Ở Giao Thủy (Nam Định) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lợn Theo Công Nghệ Thái Lan Ở Giao Thủy (Nam Định)

Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.

17/03/2013