Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chỉ Việt Nam giá trị xuất khẩu gạo giảm

Chỉ Việt Nam giá trị xuất khẩu gạo giảm
Ngày đăng: 29/09/2015

Ông nêu con số cụ thể, so với cùng kỳ năm ngoái, 4 nước tăng là Mỹ 34%, Pakistan 20%, Ấn Độ 18%, Thái Lan 2,2%; riêng Việt Nam giảm 13% về giá trị. Nguyên nhân, theo ông Năng là “chúng ta quá ù lỳ”.

Ông phân tích, năm 2008, có 4 dấu hiệu nổi lên rất rõ để phải cơ cấu lại ngành lúa gạo: nguồn cung đa dạng, giá cạnh tranh, có thêm nhiều nước xuất khẩu gạo trong khi những nước khách hàng chính của gạo Việt Nam giảm nhu cầu.

“Nhưng nước ta không thay đổi, ù lỳ cho đến nay nên ngày càng khó khăn”, ông nói.

Tình hình lúa gạo của nước ta hiện nay, theo ông Năng là đang bị thị trường lúa gạo thế giới đánh bật ra ngoài, vì chưa xác định được phân khúc tham gia.

Ông lấy ví dụ thị trường gạo trắng giá rẻ ở châu Phi, từ năm 2013 về trước, mỗi năm nước ta xuất hơn 1 triệu tấn (có năm 1,6 triệu), chiếm khoảng 20% lượng gạo xuất khẩu.

Nhưng năm 2014, tụt xuống 800.000 tấn, chỉ còn 12,6% lượng gạo xuất khẩu. Trong 8 tháng đầu năm 2015, xuất được 665.000 tấn gạo nhưng chủ yếu là gạo thơm nhẹ, “không còn xuất được gạo trắng”. Giá gạo trắng thường ở châu Phi chỉ còn 305 USD/tấn, trong khi nước ta phải 350 USD/tấn mới có lời.

Giá thành gạo nước ta cao do sản xuất manh mún. Nhiều năm qua hô hào xây dựng cánh đồng lớn nhưng ông Năng cho biết, TCty Lương thực miền Nam “làm hết cách” mà chưa được 20.000 ha, các doanh nghiệp khác tổng cộng cũng chưa tới 200.000 ha, chỉ chiếm khoảng 6% diện tích canh tác ở ĐBSCL.

Vì sản xuất manh mún, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên không thể bán vào các thị trường chất lượng cao như EU, châu Mỹ (riêng nước Mỹ mỗi năm xuất 2 tỷ USD, nhập 1 tỷ USD gạo).

Ông Năng phát biểu tại cuộc hội thảo “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng lúa gạo, vật tư nông nghiệp và vật tư thủy sản” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) cùng HDBank tổ chức.

Giám đốc VCCI Cần Thơ, ông Võ Hùng Dũng, phân tích thị trường lúa gạo lớn nhất của nước ta là Trung Quốc cũng “đang có dấu hiệu sụt giảm mạnh”.

Gạo nước ta xuất sang Trung Quốc chiếm 65% tổng lượng xuất khẩu trong những năm 2012-2013, giảm xuống 53% năm 2014 và hiện nay, dưới 50%. “Trung Quốc là thị trường khổng lồ nhưng không rõ ràng nên còn ẩn chứa nhiều rủi ro”, ông Dũng cảnh báo.


Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn rủi ro từ việc tăng đột biến diện tích hồ tiêu Tiềm ẩn rủi ro từ việc tăng đột biến diện tích hồ tiêu

Theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào năm 2020, Đồng Nai sẽ có 7.000ha hồ tiêu, còn theo quy hoạch của tỉnh, đến cùng thời điểm trên, diện tích hồ tiêu trong tỉnh là 10.000ha. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 13.380ha tiêu.

09/11/2015
Kết luận về ngô không hạt ở Sa Pa tại bà con, tại cả ông trời Kết luận về ngô không hạt ở Sa Pa tại bà con, tại cả ông trời

Nguyên nhân thiệt hại vụ ngô thu đông 2015 tại các địa phương này là do thời tiết bất thuận và kỹ thuật canh tác của bà con chưa đúng quy trình.

10/11/2015
Tiểu thương đánh tiếng rời chợ nông sản Đà Lạt Tiểu thương đánh tiếng rời chợ nông sản Đà Lạt

Sau khi có văn bản cấm đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt, một số tiểu thương cho biết sắp tới UBND TP không bỏ lệnh này thì sẽ trả mặt bằng.

10/11/2015
Xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống xoài cát Hòa Lộc Xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống xoài cát Hòa Lộc

Trong các giống xoài đang trồng hiện nay, xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.) đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường và diện tích trồng giống xoài này đang ngày càng gia tăng bởi phẩm chất vượt trội.

10/11/2015
Lao đao vì chè Oolong nghẽn hàng Lao đao vì chè Oolong nghẽn hàng

Từ đầu năm 2015 đến nay, việc xuất khẩu chè Oolong sang thị trường Đài Loan (chiếm 95% thị phần xuất khẩu chè Oolong của Việt Nam) gặp nhiều khó khăn. Đến hiện tại, sản phẩm chè Oolong sản xuất tại Lâm Đồng gần như bị nghẽn hàng, không thể xuất bán như trước đây.

10/11/2015