Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra không còn là điều kiện thông quan

Đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra không còn là điều kiện thông quan
Ngày đăng: 29/09/2015

Thực tế này khiến Bộ NN&PTNT đang phải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉnh sửa, bổ sung hàng loạt quy định nêu trong NĐ này.

Lùi áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng

Trong suốt quá trình từ khi NĐ 36 có hiệu lực thi hành đến nay, các quy định tại Điểm b, c, Khoản 3, Điều 6 về sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh XK có hàm lượng nước không được vượt quá 83%, tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% vẫn được DN đánh giá là gây nhiều khó khăn cho DN hơn cả. Các DN trong ngành cá tra cũng đã “năm lần bảy lượt” đề nghị Bộ NN&PTNT sửa đổi.

Theo Bộ NN&PTNT, thực hiện NĐ 36, đến nay đã có khoảng 2.500ha (gần 50% diện tích) nuôi cá tra thương phẩm ứng dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt. Về xác nhận hợp đồng XK cá tra:

Đã có 184 DN thực hiện đăng ký hợp đồng XK với tổng số hồ sơ được xác nhận là 10.870 bộ, gồm 14.282 lô hàng với tổng khối lượng sản phẩm cá tra các loại đăng ký XK là 465.547 tấn.

Theo Bộ NN&PTNT, sau khi NĐ 36 được ban hành, theo đề xuất của các DN và Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm, thủy sản tiến hành nghiên cứu bổ sung và tổ chức hội đồng nghiệm thu độc lập để đánh giá. Kết quả nghiên cứu có thể khẳng định việc quy định tỷ lệ hàm ẩm 83% là có cơ sở khoa học.

Hiện nay, các DN chế biến, XK cá tra đang sản xuất và XK các sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước từ 83-89%, mạ băng từ 10-30%. Bộ NN&PTNT cho rằng, sản phẩm có hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng quá cao ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, uy tín của các sản phẩm cá tra Việt Nam.

dù vậy, Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước tối đa không quá 83% và tỷ lệ mạ băng không quá 10% có chất lượng cao nhưng giá thành sản xuất cao hơn các sản phẩm có hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng lớn, đòi hỏi giá XK phải cao hơn, gây khó khăn về quy mô thị trường XK.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Để đảm bảo uy tín, hình ảnh chất lượng sản phẩm cá tra và phù hợp với quá trình mở rộng thị trường XK, cần có thời gian để DN XK thực hiện và thị trường có sự thích nghi.

Do đó, Bộ NN&PTNT đề xuất giữ nguyên quy định trên nhưng Chính phủ giao Bộ NN&PTNT hướng dẫn lộ trình thực hiện theo hướng, đến ngày 31-12-2018, sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh XK có tỷ lệ mạ băng không vượt quá 20%, hàm lượng nước tối đa không vượt quá 86% so với khối lượng tịnh của sản phẩm.

Từ ngày 1-1-2019, áp dụng đầy đủ các quy định tại Điểm b, c, Khoản 3 Điều 6 của NĐ 36.

Trước đó, cũng do những đề xuất từ phía các DN, Bộ NN&PTNT từng kiến nghị và được Chính phủ cho phép lùi thời gian thực hiện quy định về độ ẩm và tỷ lệ mạ băng trong NĐ 36 tới ngày 1-1-2016 thay vì ngày 1-1-2015 như ban đầu.

Như vậy, sau khi kiến nghị lùi thời hạn áp dụng lần thứ nhất, Bộ NN&PTNT tiếp tục lắng nghe DN và kiến nghị Chính phủ chỉnh sửa với nhiều nội dung bổ sung và khoảng thời gian lùi áp dụng quy định cũng xa hơn.

Bỏ thu phí đăng ký hợp đồng xuất khẩu

Ngoài những vướng mắc trong áp dụng quy định về tỷ lệ mạ băng cũng như hàm lượng nước, Bộ NN&PTNT đánh giá, sau hơn một năm triển khai NĐ 36, hạn chế điển hình còn là tình trạng một số tỉnh chậm ban hành việc rà soát, phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra ở địa phương.

Điều này gây ảnh hưởng đến việc cấp mã số ao nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, ứng dụng và chứng nhận quy phạm thực hành nuôi trồng tốt (VietGAP), gây khó khăn cho quản lý diện tích nuôi, sản lượng nuôi cá tra trong toàn vùng và ảnh hưởng đến hiệu quả xác nhận đăng ký hợp đồng XK cá tra.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy: Đến nay mới gần 50% diện tích nuôi cá tra đáp ứng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt.

Theo Khoản 5, Điều 4, NĐ 36 quy định đến ngày 31-12-2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận VietGAP và các chứng nhận quốc tế tương đương là không thể hoàn thành.

Do vậy, Bộ NN&PTNT đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi nội dung này, lùi thời gian các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP hoặc các chứng nhận quốc tế tương đương đến 31-12-2016.

Liên quan tới quy định tại Khoản 2, Điều 7, NĐ 36, các tổ chức cá nhân phải đăng ký hợp đồng XK cá tra, cơ quan Hải quan chỉ chấp nhận thông quan đối với những lô hàng của hợp đồng XK sản phẩm cá tra đã được Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác nhận, Bộ NN&PTNT cho biết đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, VASEP và UBND các tỉnh:

An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang kiến nghị bỏ quy định này vì cho rằng việc đăng ký hợp đồng XK phát sinh thủ tục hành chính, tăng chi phí cho DN, đưa sản phẩm cá tra XK đang kiểm soát theo chế độ Hải quan luồng Xanh sang chế độ Hải quan luồng Vàng (chỉ thông quan sau  khi đã kiểm tra hồ sơ).

Quan điểm của Bộ NN&PTT là, đăng ký hợp đồng XK là khâu kiểm soát cuối cùng trong quá trình tổ chức, quản lý ngành hàng theo chuỗi giá trị, quản lý chất lượng sản phẩm từ nuôi đến chế biến XK, kiểm soát thực hiện quy hoạch, cân đối cung cầu giữa sản lượng nuôi và chế biến tiêu thụ, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong XK cá tra.

Thông qua đăng ký XK hệ thống thông tin phục vụ quản lý sản xuất, chế biến, XK cá tra được cập nhật, hoàn thiện.

Việc tiếp tục duy trì đăng ký hợp đồng XK là cần thiết.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, quán triệt tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12-3-2015 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thông thoáng cho các DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ NN&PTNT đề xuất sửa đổi đăng ký hợp đồng XK sản phẩm cá tra không là điều kiện để Cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký XK và bỏ thu phí của DN khi đăng ký hợp đồng XK sản phẩm cá tra.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, khi đăng ký hợp đồng XK sản phẩm cá tra không là điều kiện để cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm cá tra từ nuôi đến chế biến XK

Kiểm soát thực hiện quy hoạch, cân đối cung cầu giữa sản lượng cá nuôi và chế biến tiêu thụ, cần thiết bổ sung các quy định về chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát theo hình thức hậu kiểm tại các cơ sở nuôi, chế biến XK cá tra.


Có thể bạn quan tâm

Vai trò cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Vai trò cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Khi trao đổi về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của xã Hợp Hải – một xã trọng điểm lúa, đạt tiêu chí nông thôn mới của huyện Lâm Thao, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Bây giờ làm ruộng nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung khác xưa nhiều. Hầu hết công đoạn nặng nhọc đã được cơ giới hóa, nên lao động trực tiếp giảm đi nhiều nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫn tăng đáng kể.

25/05/2015
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015 Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015

Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2014, sơ kết vụ chiêm xuân 2014-2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp.

25/05/2015
Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

25/05/2015
Vào mùa ép dầu phụng Vào mùa ép dầu phụng

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

25/05/2015
Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

25/05/2015