Người Nông Dân Làm Giàu Từ Sản Xuất Lúa Giống
Là nông dân tiên phong trong sản xuất lúa giống, anh Trần Ngọc Minh, 36 tuổi, thôn La Chữ, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) vươn lên làm giàu từ cây lúa.
Anh cho biết, năm 2005, Công ty Giống cây trồng Nha Hố hợp đồng HTX Dịch vụ Nông nghiệp La Chữ sản xuất lúa giống, gia đình anh đăng ký tham gia. Do dịch sâu lăng chích gốc, vụ lúa giống đầu tiên thất bại, công ty ngừng hợp đồng với HTX. Không từ bỏ ý định sản xuất lúa giống, năm 2006, anh thuyết phục lãnh đạo Công ty tiếp tục sản xuất lúa giống.
Được sự đồng ý của công ty, anh ký hợp đồng nhận giống nguyên chủng gieo cấy trên diện tích 4 ha của gia đình. Kết quả cho thấy, chất lượng hạt giống tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất bình quân 6 tạ/ sào. Mỗi năm 2 vụ, sản lượng trung bình đạt 36 tấn/vụ. Đầu ra lúa giống tương đối ổn định, giá cao so với lúa thường. Công ty Giống cây trồng Nha Hố thu mua từ 5.800 – 6.000 đồng/ kg, trừ các chi phí, mỗi vụ gia đình anh Minh thu về gần 100 triệu đồng.
Khác với gieo cấy lúa thông thường, lúa giống cần chăm sóc kỹ hơn. Nông dân phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện, phòng trừ sâu bệnh. Trong sản xuất lúa giống, khử lẫn là khâu rất quan trọng bắt buộc thực hiện, loại bỏ những cây khác giống để đảm bảo hạt giống đạt tiêu chuẩn quy định. Để sản xuất hiệu quả, anh tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa giống, không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm qua các vụ sản xuất.
Đến nay, gia đình anh Minh mở rộng diện tích lên 6 ha, gieo cấy các giống lúa chủ yếu như ML202, TH41. Ngoài ra, anh còn hợp đồng với Công ty Giống cây trồng Nha Hố sản xuất một số giống khác như bắp, bông vải. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Trần Ngọc Minh tạo dựng uy tín của mình trong sản xuất giống tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Giá thanh long đang ở mức rất thấp cùng với bệnh trên thanh long đang bùng phát ở nhiều nơi làm cho người trồng cây ăn trái đặc sản này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Hơn tuần nay ở các huyện biên giới An Giang và Đồng Tháp đã xuất hiện cá linh non đầu mùa, đặc sản vùng sông nước miền Tây một năm xuất hiện một lần.
2 năm qua, các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang Vĩnh Long và Tiền Giang đã hình thành được chuỗi liên kết trong việc tổ chức sản xuất rải vụ cho vườn xoài theo hướng an toàn.
Xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo được coi là “thủ phủ” chuyên canh cây ớt 2 vụ/năm của tỉnh Tiền Giang với hơn 350 ha.
Nhằm tạo ra cơ chế vận hành, thống nhất các giải pháp để tổ chức sản xuất và chế biến chè an toàn, ngày 19/8, tại Thái Nguyên, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị phát triển sản xuất chè an toàn