Người Chăn Nuôi Lợn: Gồng Gánh Cõng Lỗ
"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.
Không chỉ là giá lợn hơi liên tục giảm mạnh kể từ sau Tết Nguyên đán mà liên tục trong 2 năm qua người chăn nuôi phải hứng chịu tình trạng giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Hiện nay giá lợn hơi trung bình ở mức 37.000 - 38.000 đồng/kg nhưng không phải nông dân nào cũng bán được với mức giá như trên. Đặc biệt, đối với lợn quá lứa giá chỉ 33.000 đồng/kg. Nói về nguyên nhân hiệp hội chăn nuôi các tỉnh cho rằng, giá lợn hơi giảm là do tình hình dịch bệnh nên cầu giảm lượng dẫn đến nguồn cung giảm giá.
Theo tính toán của các hộ chăn nuôi, giá thành sản xuất 1 kg lợn hơi ở mức 40.000 đồng, trong đó giá bán trung bình của mấy năm trở lại đây chỉ ở mức 35.000 - 36.000 đồng/kg, tức là nông dân phải chịu lỗ 5.000 đồng/kg. Hộ nào tự cung cấp con giống, tự mua nguyên liệu về trộn cám thì chi phí một con lợn từ ngày nuôi đến ngày bán (5 tháng) là 3,5 triệu đồng. Trường hợp hộ phải mua con giống và thức ăn thì chi phí dội lên 500 ngàn đồng/con. Do giá lợn hơi không vượt qua được giá thành sản xuất nên người nuôi cầm chắc số thua lỗ lên đến 500 - 7.000 ngàn đồng/con. Trong khi ngành chăn nuôi gặp khó khăn về giá đầu ra thấp và chưa có biện pháp hiệu quả cho đầu ra thì đợt tăng giá xăng kỷ lục này buộc mỗi con lợn phải cõng thêm 100 ngàn đồng chi phí, tức là tiền lỗ. Khi đó người chăn nuôi càng lao đao hơn.
Do giá đầu ra thấp, đầu vào thì liên tục tăng cao nên không ít trại nuôi lợn và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngán ngẩm. Ông Nguyễn Văn Tiến, chủ tại lợn (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) phân trần: "Trại của gia đình tôi có khoảng 50 con lợn thịt đang thời điểm xuất chuồng nhưng với tình hình giá cả như hiện nay tôi không biết phải làm sao vì xuất chuồng thì cũng lỗ, không xuất cũng lỗ”. "Đợt tăng giá lợn hơi vào dịp Tết Nguyên đán, tôi dự định sẽ tái đầu tư sau đợt lỗ gần 150 triệu đồng. Nhưng với tình hình giá cả như hiện nay, tôi nhụt chí đầu tư cho chăn nuôi rồi”, ông Phan Thành Hậu (xã Gia Tân, huyện Thống Nhất) tâm sự. Giá thành đầu ra thấp, các trại lợn lớn còn có khả năng cầm cự, nhưng những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì choáng váng đành phải nghĩ đến chuyện "giải nghệ” bởi càng theo đuổi càng rơi vào tình cảnh túng quẫn vì không biết xoay xở ở đâu ra tiền để trả cho các đại lý cám.
Mặc dù đang phải "gồng gánh cõng lỗ” nhưng mới đây, nhiều doanh nghiệp cung cấp thuốc thú y lại gửi thông báo tăng khoảng 5 - 25% so với giá hiện tại cho một số loại thuốc. Trước thông tin giá trên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất của người dân nên Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, Hiệp hội không phản đối sự tăng tăng giá sản phẩm của các công ty vì công ty nào cũng có kế hoạch cho sự tăng trưởng; nhưng kêu gọi các công ty thuốc thú y cần có sự kiềm giá.
Được xem như "thủ phủ” chăn nuôi gia súc, gia cầm của cả nước nhưng đến thời điểm hiện nay tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã giảm đáng kể. Dự báo, trong thời gian tới với mức giá thành thấp như hiện nay người chăn nuôi sẽ giảm đàn lợn nái. Một khi lợn nái giảm đàn thì rất nguy hiểm đến tổng đàn. Hiện nghịch lý đang diễn ra tại ngành chăn nuôi Việt Nam bởi vì giá vào cũng như sản phẩm trên thị trường cao ngất ngưởng trong khi đó người chăn nuôi vẫn phải cắn răng chịu lỗ khi bán sản phẩm dưới giá thành.
Tìm lối mở cho ngành chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai nói riêng và ngành chăn nuôi cả nước nói chung, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho rằng: "Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần khoanh và giãn nợ cho người chăn nuôi. Thứ hai, cần sự chia sẻ giữa công ty thuốc thú y, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tránh sự tăng giá quá cao vì người chăn nuôi "chết” thì các công ty này không biết sống với ai. Nói tóm lại, người chăn nuôi cần sự hỗ trợ về vốn, lãi suất. Đặc biệt, nên có sự điều chỉnh nhằm nâng giá thành đầu ra cho người chăn nuôi tránh sự thua lỗ và giảm tổng đàn trong thời gian tới”.
Có thể bạn quan tâm
Hay tin ở thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành (Sơn Dương - Tuyên Quang) có một mô hình nuôi lợn được xếp vào top những trang trại lớn nhất tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc, chúng tôi tìm về và tận mắt thấy được quy mô, cách thức chăn nuôi lợn của ông chủ trang trại Nguyễn Văn Sung này.
Theo anh Nguyễn Văn Thiện Nhân, một nông dân đã gắn bó với nghề trồng nấm rơm nhiều năm nay ở xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, Hậu Giang cho biết: “Sở dĩ nấm thu hoạch đêm có giá là do hái lúc nấm còn nhỏ, chất lượng ngon hơn nấm lớn. Hơn nữa, thu hoạch nấm đêm cực công hơn nhiều so với buổi sáng.
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Yên Bái phát triển khá ổn định. Tổng đàn gia cầm hiện có trên 3,7 triệu con. Tuy nhiên, người dân chủ yếu nuôi giống gà địa phương, chất lượng tốt nhưng thời gian nuôi kéo dài, hiệu quả kinh tế không cao.
Một trong những nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất châu Âu nhận định, thị trường bán lẻ Anh có xu hướng quan tâm nhất đến giá cả; tuy nhiên, với giá quá rẻ, cá tra Việt Nam chưa chắc đã là một sự lựa chọn tốt.
Thời điểm này, các chủ ong đang bắt đầu thu hoạch mật ong với sản lượng đạt khá cao. Với giá bình quân từ 350.000 – 400.000 đồng/lít mật nên nghề nuôi ong lấy mật đã mang lại thu nhập cao. Nghề nuôi ong lấy mật không những tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn, tăng thu nhập, ong còn giúp thụ phấn cho các loại cây trồng, góp phần tăng năng suất, bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và môi trường sinh thái.