Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Chăn Nuôi Lợn: Gồng Gánh Cõng Lỗ

Người Chăn Nuôi Lợn: Gồng Gánh Cõng Lỗ
Publish date: Monday. April 8th, 2013

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

Không chỉ là giá lợn hơi liên tục giảm mạnh kể từ sau Tết Nguyên đán mà liên tục trong 2 năm qua người chăn nuôi phải hứng chịu tình trạng giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Hiện nay giá lợn hơi trung bình ở mức 37.000 - 38.000 đồng/kg nhưng không phải nông dân nào cũng bán được với mức giá như trên. Đặc biệt, đối với lợn quá lứa giá chỉ 33.000 đồng/kg. Nói về nguyên nhân hiệp hội chăn nuôi các tỉnh cho rằng, giá lợn hơi giảm là do tình hình dịch bệnh nên cầu giảm lượng dẫn đến nguồn cung giảm giá.

Theo tính toán của các hộ chăn nuôi, giá thành sản xuất 1 kg lợn hơi ở mức 40.000 đồng, trong đó giá bán trung bình của mấy năm trở lại đây chỉ ở mức 35.000 - 36.000 đồng/kg, tức là nông dân phải chịu lỗ 5.000 đồng/kg. Hộ nào tự cung cấp con giống, tự mua nguyên liệu về trộn cám thì chi phí một con lợn từ ngày nuôi đến ngày bán (5 tháng) là 3,5 triệu đồng. Trường hợp hộ phải mua con giống và thức ăn thì chi phí dội lên 500 ngàn đồng/con. Do giá lợn hơi không vượt qua được giá thành sản xuất nên người nuôi cầm chắc số thua lỗ lên đến 500 - 7.000 ngàn đồng/con. Trong khi ngành chăn nuôi gặp khó khăn về giá đầu ra thấp và chưa có biện pháp hiệu quả cho đầu ra thì đợt tăng giá xăng kỷ lục này buộc mỗi con lợn phải cõng thêm 100 ngàn đồng chi phí, tức là tiền lỗ. Khi đó người chăn nuôi càng lao đao hơn.

Do giá đầu ra thấp, đầu vào thì liên tục tăng cao nên không ít trại nuôi lợn và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngán ngẩm. Ông Nguyễn Văn Tiến, chủ tại lợn (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) phân trần: "Trại của gia đình tôi có khoảng 50 con lợn thịt đang thời điểm xuất chuồng nhưng với tình hình giá cả như hiện nay tôi không biết phải làm sao vì xuất chuồng thì cũng lỗ, không xuất cũng lỗ”. "Đợt tăng giá lợn hơi vào dịp Tết Nguyên đán, tôi dự định sẽ tái đầu tư sau đợt lỗ gần 150 triệu đồng. Nhưng với tình hình giá cả như hiện nay, tôi nhụt chí đầu tư cho chăn nuôi rồi”, ông Phan Thành Hậu (xã Gia Tân, huyện Thống Nhất) tâm sự. Giá thành đầu ra thấp, các trại lợn lớn còn có khả năng cầm cự, nhưng những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì choáng váng đành phải nghĩ đến chuyện "giải nghệ” bởi càng theo đuổi càng rơi vào tình cảnh túng quẫn vì không biết xoay xở ở đâu ra tiền để trả cho các đại lý cám.

Mặc dù đang phải "gồng gánh cõng lỗ” nhưng mới đây, nhiều doanh nghiệp cung cấp thuốc thú y lại gửi thông báo tăng khoảng 5 - 25% so với giá hiện tại cho một số loại thuốc. Trước thông tin giá trên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất của người dân nên Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, Hiệp hội không phản đối sự tăng tăng giá sản phẩm của các công ty vì công ty nào cũng có kế hoạch cho sự tăng trưởng; nhưng kêu gọi các công ty thuốc thú y cần có sự kiềm giá.

Được xem như "thủ phủ” chăn nuôi gia súc, gia cầm của cả nước nhưng đến thời điểm hiện nay tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã giảm đáng kể. Dự báo, trong thời gian tới với mức giá thành thấp như hiện nay người chăn nuôi sẽ giảm đàn lợn nái. Một khi lợn nái giảm đàn thì rất nguy hiểm đến tổng đàn. Hiện nghịch lý đang diễn ra tại ngành chăn nuôi Việt Nam bởi vì giá vào cũng như sản phẩm trên thị trường cao ngất ngưởng trong khi đó người chăn nuôi vẫn phải cắn răng chịu lỗ khi bán sản phẩm dưới giá thành.

Tìm lối mở cho ngành chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai nói riêng và ngành chăn nuôi cả nước nói chung, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho rằng: "Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần khoanh và giãn nợ cho người chăn nuôi. Thứ hai, cần sự chia sẻ giữa công ty thuốc thú y, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tránh sự tăng giá quá cao vì người chăn nuôi "chết” thì các công ty này không biết sống với ai. Nói tóm lại, người chăn nuôi cần sự hỗ trợ về vốn, lãi suất. Đặc biệt, nên có sự điều chỉnh nhằm nâng giá thành đầu ra cho người chăn nuôi tránh sự thua lỗ và giảm tổng đàn trong thời gian tới”.


Related news

Cho Vay Thí Điểm Sản Xuất Nông Nghiệp Gắn Doanh Nghiệp Với Nông Dân Cho Vay Thí Điểm Sản Xuất Nông Nghiệp Gắn Doanh Nghiệp Với Nông Dân

Mô hình liên kết của HTX Rau sạch Mỹ Hưng (xã Bình Triều, Thăng Bình) được xem là điển hình về xây dựng chuỗi sản phẩm khép kín cho sản xuất nông nghiệp.

Wednesday. July 23rd, 2014
Nuôi Giấc Mơ… Tỷ Phú Nuôi Giấc Mơ… Tỷ Phú

Men theo con đường nhỏ quanh co đầy vỏ sò, vỏ ốc, băng qua mấy chiếc cầu khỉ dẫn vào khu đìa tôm, chúng tôi mới đến được các vùng đìa nuôi ốc hương ở phường Ba Ngòi, Cam Linh (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa)…

Tuesday. December 9th, 2014
Bưởi Phúc Trạch Hứa Hẹn “Mùa Vàng” Bưởi Phúc Trạch Hứa Hẹn “Mùa Vàng”

Mặc cho cái nắng như thiêu, như đốt của vùng “chảo lửa”, nhưng với mong ước một lần được tận mắt chứng kiến trái bưởi đang vào độ lớn, tôi vượt xe máy hàng chục cây số đến với miền đất bưởi Phúc Trạch. Năm nay, bưởi Phúc Trạch đang hứa hẹn một mùa bội thu.

Wednesday. July 23rd, 2014
Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trứng Nước Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trứng Nước

Bo bo (một loại vi sinh vật sống trong nước), dân gian gọi là trứng nước vốn có sẵn trong thiên nhiên (trong môi trường nước có nhiều rong rêu, chất hữu cơ…). Đây là loại thức ăn thiên nhiên được xem là “ngon lành” của cá, nhất là cá nhỏ, cá giống.

Tuesday. December 9th, 2014
Lập Lại Trật Tự Ngành Hàng Cá Tra Lập Lại Trật Tự Ngành Hàng Cá Tra

Ngày 22/7, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT đã tổ chức tọa đàm triển khai Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Nuôi – chế biến và XK sản phẩm cá tra.

Wednesday. July 23rd, 2014