Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Hiệp Hội Mía Đường Lam Sơn

Ngày 10-2, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tổ chức hội nghị thường niên năm 2015.
Năm 2014, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ chỉ đạo sát sao của các địa phương, sự chủ động của hiệp hội, doanh nghiệp và nỗ lực của người trồng mía nên niên vụ mía 2013 - 2014, tổng diện tích mía nguyên liệu của hội viên đạt 7.928 ha, bằng 46% diện tích toàn vùng, sản lượng đạt 493.727 tấn, năng suất bình quân 62 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân toàn vùng gần 2 tấn/ha, chất lượng đạt 9,5 CCS. Đây là một trong những vụ mía có chất lượng tốt.
Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2014 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc... Nhờ vậy, sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, năm 2014 công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.
Các đại biểu dự hội nghị cũng phân tích, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là: Quy mô sản xuất của các hộ vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Việc thực hiện quy trình kỹ thuật thâm canh mía chưa bảo đảm, công tác thu hoạch, vận chuyển vẫn còn một số tiêu cực chưa xử lý triệt để, tiềm năng năng suất của cây mía mới chỉ đạt 50%.
Niên vụ 2014-2015, hiệp hội tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng hiệp hội vững mạnh về mọi mặt, rà soát nâng cao chất lượng hội viên, đồng thời xây dựng câu lạc bộ sản xuất làm lực lượng nòng cốt đi đầu trong thâm canh mía, duy trì và phát triển các phong trào thi đua gắn với mục tiêu xây dựng cánh đồng mẫu lớn, nâng cao năng suất và chất lượng cây mía.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng hoa quả tươi Trung Quốc làm thủ tục thông quan rất nhiều, trung bình có từ 500 đến 600 tấn cam, lê, táo, dưa nhập khẩu mỗi ngày. Nhiều loại trái vụ xâm nhập thị trường trong nước, nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao.

Từ ngày 3-11, UBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc (TQ) vào chợ nông sản Đà Lạt (NSĐL). Đến sáng 5-11, tổ đã phát hiện một người chở khoảng 150 kg khoai tây TQ vào chợ.

Các cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 1 tấn gà hết hạn sử dụng, được một chủ cơ sở mua lại tận dụng cho cá ăn và bán cho người tiêu dùng.

Những trái xoài tươi Cát Chu của Việt Nam đã chính thức được bày bán lần đầu tiên tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.

Hiện chưa có thương hiệu gạo mang tên Việt Nam vì gạo Việt Nam chủ yếu đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu.