Ngư Dân Tiếp Tục Ra Khơi Bám Biển
Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản của ngư dân Khánh Hòa trong thời gian qua gặp không ít khó khăn, chính vì vậy, nhiều tàu thuyền buộc phải nằm bờ để tránh việc thua lỗ. Tuy nhiên, sau một thời gian nằm bờ, đến nay, nhiều tàu cá bắt đầu ra khơi đánh bắt trong vụ cá chính của năm.
Tại cảng Hòn Rớ trong sáng 16/2 đã có hơn 10 tàu cập cảng lấy nhiên liệu, lương thự, thực phẩm chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày. Nhiều lao động trên các tàu cá cũng đã trở lại làm việc sau một thời gian dài nghỉ Tết.
Theo Ban quản lý cảng, trong mấy ngày gần đây đã có nhiều tàu xuất bến, chủ yếu đánh bắt tại các ngư trường Trường Sa, Vũng Tàu, Ninh Thuận… Tuy nhiên, theo số liệu của các cảng cá thì lượng tàu ra khơi đánh bắt năm nay vẫn thấp, giảm khoảng 60% so với năm ngoái. Trong khi đó, nhiều ngư dân đã ra khơi nhưng vẫn hết sức lo lắng, vì không biết chuyến đi có thu được lãi.
Hiện chi phí cho chuyến biển dài ngày tốn hơn 100 triệu đồng, trong khi giá cá bán hiện tại đang ở mức thấp, khiến số tiền thu về không đủ bù chi phí. Từ đó thu nhập của lao động trên tàu giảm, đây cũng là lý do giải thích cho việc thiếu nguồn lao động trong đánh bắt và nhiều tàu nằm bờ trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 18/11, tại Bạc Liêu, Bộ NNPTNT và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị quản lý và phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ.
Thông tin từ Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Quốc hội Hoa Kỳ và các nước tán thành, thuế suất tất cả hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này sẽ được xóa bỏ.
Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở khu vực miền Tây Nam bộ thường bị đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.
Trong khi siêu thị nội địa đưa ra mức chiết khấu đối với DN thủy sản tối đa 10%, có nơi chỉ 5 - 6% thì siêu thị ngoại yêu cầu chiết khấu tới 20-25%.
Hoạt động kinh tế trên địa bàn TP.Cần Thơ gặp không ít khó khăn nhưng mức tăng trưởng vẫn đạt khá.