Đánh chất cấm trong chăn nuôi như công an đánh ma túy

Chưa bao giờ các cụm từ “rau sạch”, “thịt sạch”, “đặc sản nhà quê” lại nóng sốt như hiện nay. Người ở phố, thì khuyến khích nhau trồng cây trên ô cửa, hiên nhà, trên sân thượng.
Người ở quê, thì chọn lấy góc vườn làm một hai luống rau sạch dùng trong gia đình. Những người không có điều kiện trồng, nuôi... phải mua thực phẩm ở thị trường đang mất dần sự kiểm soát ngay từ khâu sản xuất.
Trung bình một lứa rau an toàn, muốn được thu hoạch phải mất 17 – 22 ngày, với giá bán 3 – 5 ngàn đồng/kg thì chắc chắn người nông dân thua lỗ. Vậy nên, sẵn đất, sẵn vườn, sẵn thuốc tăng trưởng, nhiều người trồng rau không ngại ngần sử dụng, cốt cho nhanh vòng quay, giá bán có thấp, nhưng đã có năng suất bù.
Còn người chăn nuôi thế nào? Chỉ tính từ đầu tháng 9 lại đây, Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh xác định, truy xuất nguồn gốc 2 lô lợn, với số lượng 90 con, đã phát hiện có sử dụng chất cấm tạo nạc Salbutamol, nhưng vẫn có giấy chứng nhận kiểm dịch do Chi cục Thú y Long An cấp.
Vừa xong, đoàn thanh tra của Sở NNPTNT Long An, tiếp tục phát hiện thêm 2 lô lợn có số lượng 28 con cũng bị nhiễm chất cấm. Khi mời làm việc, thương lái khai báo vòng vo về nguồn gốc xuất xứ lợn thịt, cố tình che giấu người chăn nuôi vị phạm.
Còn người chăn nuôi thì cương quyết không thừa nhận hành vi sử dụng chất cấm, mà đổ lỗi cho nguồn thức ăn công nghiệp gây ra. Sự thỏa thuận ngầm giữa thương lái với người chăn nuôi đã làm cho việc tìm đầu mối cung cấp các sản phẩm chất cấm thường lâm vào bế tắc.
Thịt bẩn, rau quả bẩn từ trong sản xuất, cứ thế tràn ra thị trường. Người tiêu dùng không đủ sức nhận biết, cứ “khuất mắt là ăn”. Nhiều người nói vui, ăn cũng chết, không ăn cũng chết, thôi thì cứ ăn chết chậm còn hơn. Gần đây, đã có những thống kê của Bộ Y tế cho thấy, số người chết vì bệnh ung thư cao hơn tai nạn giao thông và chiến tranh.
Mỗi năm Việt Nam có 110.000 ca ung thư mới, tỷ lệ tử vong 75% so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 60%. Việt Nam đứng đầu bảng về số người chết do bệnh ung thư.
Trước thực trạng về an toàn vệ sinh thực phẩm đang dấy nên như “điểm nóng”, trong cuộc giao ban nội bộ ngành, Bộ trưởng Bộ NNPTNT – Cao Đức Phát đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi. Và “đánh” chất cấm như công an “đánh” ma túy mới ngăn chặn được nạn sử dụng chất cấm tạo nạc đang có xu hướng tăng.
Thực trạng hiện nay mới lộ diện: Thương lái, và người chăn nuôi, còn người cung cấp, bán ra chất cấm chắc chắn là “diện hẹp” – phải chăng, đây cũng là gốc của vấn đề, là điểm đánh cho đúng chỗ!?
Có thể bạn quan tâm

ĐBSCL đang bước vào vụ gieo sạ lúa đông xuân 2014 - 2015. Đây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, nhiều nông dân tìm mua các loại giống tốt để đảm bảo chất lượng, kháng sâu bệnh và cũng để nhân giống cho các vụ lúa sau, nên hoạt động kinh doanh lúa giống đang vào cao điểm.

Những năm qua cá tra được xem là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thế giới, sản lượng chiếm hơn 80% thị phần cá tra toàn cầu. Cá tra của Việt Nam được xuất đi 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch năm 2013 đạt hơn 1,76 tỷ USD.

Vụ đông 2014 - 2015, Công ty CP Khoa học công nghiệp Việt Nam (trụ sở tại TP Hà Nội) ký hợp đồng với xã Định Bình (Yên Định - Thanh Hóa), quy hoạch và trồng 24,5 ha cà chua bi để lấy quả xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.

Đến trang trại chăn nuôi tập trung của gia đình anh Nguyễn Đình Giang ở thôn Trại Me, tôi thấy đây là một trang trại được đầu tư khá quy mô, bài bản. Trang trại được quây quanh bởi tường rào, hệ thống ao cá; khu vực chuồng trại chăn nuôi được quy hoạch tốt.

Đầu thập niên 2000, lần thứ 3 cây ca cao lại được trồng trở lại ở các tỉnh phía Nam với sự vào cuộc của các tổ chức nước ngoài, đầu tiên là ACDI/VOCA với dự án Success Alliance (Mỹ), sau đó là Helvetas (Thụy Sĩ). IDH… cùng các công ty nước ngoài Cargill, Mars, Puratos Grand Place... Ca cao là một trong số ít cây trồng ưu tiên trong hợp tác công tư (PPP) với dự án phát triển ca cao bền vững do Chính phủ Hà Lan tài trợ cùng với sự vào cuộc của Rabobank, Tổ chức IDH và Tập đoàn Mars, Cargill (Mỹ).